MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG CHO BÉ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Nghi lễ cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng Mụ là một nghi thức đặc biệt quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của một đứa trẻ khi vừa chào đời được một tháng. Đây là một trong những nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người đồng thời nó là nét đẹp cần được trân trọng của dân tộc Việt ta. Có một số người tự đặt câu hỏi rằng không cúng đầy tháng có sao không? Ý nghĩa của việc cúng đầy tháng đó là thông báo cho báo cho gia đình, dòng họ về sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình. Bên cạnh đó, đầy tháng cho bé còn là nghi lễ để tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho các Bà Mụ, Đức Ông sẽ ban phước lành, may mắn cho đứa trẻ. Tuy vậy, việc xoay quanh lễ cúng này có rất nhiều thắc mắc khác nhau, bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn giải đáp các vấn đề thường gặp trong số đó. Nội dung bài viết 1. Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng 2. Vậy 12 bà Mụ (Mẹ sanh) bao gồm những ai? 3. Cách tính ngày cúng đầy tháng 4. Cách cúng đầy tháng cho bé trai 5. Cách cúng đầy tháng cho bé gái 6. Tục làm phép kết thúc thời gian ở cữ 1. Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, những đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên mà chính xác ở đây là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi bà sẽ nặn ra một bộ phận khác nhau cho đứa trẻ như là bà thì nặn ra mắt, bà thì dạy trẻ nói,… Vì vậy, khi đứa trẻ đã đủ một tháng tuổi thì bố mẹ phải có trách nhiệm bày lễ cúng để tạ ơn các Bà Mụ (cúng Mụ) đã mang đứa trẻ đến với gia đình và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ đó những điều tốt đẹp nhất trên cuộc đời của nó. 2. Vậy 12 bà Mụ (Mẹ sanh) bao gồm những ai? Nhiệm vụ của họ là nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai. Trong 12 bà Mụ, mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng. Cụ thể các bà có tên như sau: Trần Tứ Nương (coi việc sinh đẻ), Vạn Tứ Nương (coi việc thai nghén), Lâm Cửu Nương (coi việc thụ thai), Lưu Thất Nương (coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé), Lâm Nhất Nương (coi việc chăm sóc bào thai), Lý Đại Nương (coi việc chuyển dạ), Hứa Đại Nương (coi việc khai hoa nở chụy), Cao Tứ Nương (coi việc ở cữ), Tăng Ngũ Nương (coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh), Mã Ngũ Nương (coi việc ẵm bồng con trẻ), Trúc Ngũ Nương (coi việc giữ trẻ) và cuối cùng là Nguyễn Tam Nương (coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ). 3. Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé Nhiều bố mẹ muốn hỏi về ngày cúng đầy tháng cho bé thì tính ngày như thế nào? Theo truyền thống tập tục của người Việt chúng ta từ xưa đến nay thì ngày đầy tháng được tính tùy vào giới tính. Nếu là bé gái thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ được tổ chức trước 1 ngày. Nếu là bé trai thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ được tổ chức lùi 2 ngày. Ví dụ: Sinh ngày 16/8 âm lịch thì bé trai sẽ được cúng ngày 18/9, bé gái sẽ cúng vào ngày 15/9 âm lịch. 4. Cách cúng đầy tháng cho bé trai Để cúng đầy tháng cho bé trai trước hết bạn phải chuẩn bị những đồ cho mâm cúng đầy tháng mà các bạn có thể tự nấu như xôi chè cúng đầy tháng, làm cơm hoặc đặt mua ở bên ngoài qua dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Các lễ đầy tháng cho con trai bao gồm (le vat cung day thang gom nhung gi): 12 chén chè đậu trắng bằng nhau cho bé trai và một tô chè lớn, 13 đĩa xôi, 1 con gà luộc hoặc 1 con vịt luộc, bộ tam sên (bao gồm thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hay cua luộc), mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang đèn, trà, rượu, 1 bộ đồ hình thế (dùng để ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ được đốt đi để giải hạn cho bé), 13 miếng trầu cánh phượng, 13 đôi hài, 13 bộ váy áo đẹp, 13 nén vàng. Cách nấu chè đậu trắng cúng đầy tháng cho bé trai là đậu khi chưa nấu phải còn...
06/05/2023
Đọc thêm »NÊN CÚNG ĐẦY THÁNG THEO LỊCH ÂM HAY DƯƠNG LỊCH Cúng đầy tháng theo lịch âm hay dương là câu hỏi chung của không ít người khi lần đầu làm bố mẹ. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ thắc mắc. Khi em bé chào đời và ở bên bạn một tháng đầu tiên của cuộc đời. Lúc này, cúng đầy tháng chính là nghi lễ quan trọng mà nhiều gia đình quan tâm để ra mắt bé với gia tiên cùng mọi người xung quanh. Cũng từ đây mẹ sẽ kết thúc kỳ ở cữ và trở lại sinh hoạt như bình thường. 1. Việc cúng đầy tháng cho bé có ý nghĩa gì? Để biết cúng đầy tháng vào ngày âm hay dương, trước tiên bạn cần phải hiểu được ý nghĩa quan trọng và làm được miễn sao cho thuận tiện dễ nhớ của nghi lễ này. Theo quan niệm dân gian, việc tổ chức lễ đầy tháng mang ý nghĩa to lớn là tạ ơn Mụ Bà đã nặn ra hình hài đứa trẻ, mang trẻ đến với gia đình. Đặc biệt là phù trợ cho “mẹ tròn con vuông”. Mặt khác, cúng đầy tháng cũng là dịp để trình với ông bà nội – ngoại, họ hàng 2 bên và làng xóm về đứa bé sau một tháng chào đời. Đồng thời để chứng nhận sự tồn tại của đứa trẻ trong cộng đồng. Sau nghi lễ cúng đầy tháng cho bé thì người mẹ sẽ trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường và kết thúc mọi kiêng cữ ở tháng đầu tiên. Mọi người cũng có thể thăm hỏi hai mẹ con một cách thoải mái hơn 2. Cúng đầy tháng ngày âm hay dương Cúng đầy tháng theo lịch âm hay dương? Từ xưa đến nay, cúng đầy tháng cho bé hay mọi nghi lễ quan trọng đều tính theo lịch âm. Bởi Việt Nam là quốc gia có nền văn minh lúa nước, chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên cách tính thời gian mùa màng sẽ theo mặt trăng. Chính điều này quy định cách tính mọi ngày lễ tết hay cúng bái đều lấy âm lịch làm chuẩn. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập như hiện nay thì lịch dương luôn được sử dụng rộng rãi. Vì thế, nhiều gia đình quan tâm có thể tổ chức cúng đầy tháng cho bé theo dương lịch miễn sao thuận tiện và dễ nhớ là được. Lưu ý, cúng đầy tháng cho bé theo ngày được tính dựa trên nguyên tắc “gái sụt hai, trai sụt một”. Nghĩa là nếu bé gái sinh vào ngày 22/1 âm lịch thì tổ chức đầy tháng vào ngày 20/2 âm lịch. Còn bé trai sinh ngày 20/1 âm lịch thì đầy tháng sẽ là ngày 19/2 âm lịch. 2.1. Cúng đầy tháng vào buổi sáng hay chiều Bên cạnh băn khoăn cúng đầy tháng ngày âm hay dương thì cúng đầu tháng vào buổi nào cũng được nhiều người lưu tâm. Cũng theo quan niệm nhân gian, cúng đầy tháng cho bé thường diễn ra vào buổi sáng. Vì lúc này thời tiết mát mẻ, dễ chịu và thoải mái. Thế nhưng, việc cúng vào buổi sáng hay buổi chiều đều không quan trọng. Điều này phụ thuộc vào điều kiện gia chủ, vùng miền và thời gian của mỗi gia đình. Cúng đầy tháng dù không quan trọng buổi nào nhưng lại chú ý vào giờ giấc để không xung kỵ với tuổi của đứa trẻ. Cần chọn giờ giấc tốt hay chú ý giờ hoàng đạo để mang lại nhiều điều tốt lành cho bé. 2.2. Xem tuổi và giờ tốt cúng đầy tháng cho bé Song song với việc cúng đầy tháng theo lịch âm hay dương thì việc xem tuổi và giờ tốt để cúng đầy tháng cho bé cũng được nhiều gia đình xem trọng. Cụ thể như sau: Tuổi Tý: Thời điểm dễ gặt hái được thành công trong ngày chính là giờ Ngọ. Tuổi Sửu: Người tuổi Sửu sẽ có nhiều vận may tài chính và dễ thành công nhất là giờ Tý. Tuổi Dần: Với người tuổi Dần thời điểm mang lại nhiều may mắn và thành công nhất trong ngày chính là giờ Sửu hay giờ Mùi. Tuổi Mão: Nếu phân tích theo thời gian một ngày thì thời cơ may mắn về tài vận của người tuổi Mão là giờ Thìn và giờ Tuất. Tuổi Thìn: Xét theo thời gian một ngày, giờ Hợi chính là thời điểm quy tụ nhiều tài lộc cho người tuổi Thìn. Tuổi Tỵ: Thời điểm mang lại nhiều may mắn về tài chính nhất cho người tuổi Tỵ. là giờ Dậu. Tuổi Ngọ: Thời điểm tài vận của người tuổi Ngọ đạt đỉnh điểm là vào giờ Thân. Tuổi Mùi: Thời điểm con giáp này được nhiều may mắn và thành công nhất là vào giờ Tý. Tuổi Thân: Trong thời gian một ngày, người tuổi...
06/05/2023
Đọc thêm »CÚNG ĐẦY THÁNG NAM TRỒI NỮ TRỤT 10/02/2020 CÚNG ĐẦY THÁNG NAM TRỒI NỮ TRỤT Theo như các bạn đã biết thì lễ cúng đầy tháng được xem là một trong những lễ cúng khá quan trọng. Cách tính ngày cúng đầy tháng nam trồi nữ sụt đúng theo phong tục Việt Nam được thực hiện như thế nào? Ở bài viết này, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ chia sẻ những thông tin về cách tính cúng đầy tháng cụ thể nhất dành cho các bạn để tham khảo. Lễ cúng này để tạ các bà mụ, nó được xuất phát từ chính phong tục tín ngưỡng dân gian thờ mẫu thời xưa. Mục đích tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé để nhằm tạ ơn những bà Mụ đã nặn ra được đưa bé khỏe mạnh, xinh xắn,.. mà còn mong muốn được phù hộ cho cả hai mẹ con được “mẹ tròn con vuông”. Bên cạnh đó, phong tục tín ngưỡng dân gian thời xưa, trong thời gian phụ nữ sinh con thì bắt buộc phải ở cữ và khi bé chưa được tròn đầy tháng thì không được đi ra khỏi nhà và tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiều người. Do vậy, ngày tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé hay còn gọi mà ngày cúng đầy tháng nam trồi nữ sụt, cũng là ngày đầu tiên hai bên dòng họ nội ngoại và hàng xóm đến thăm chơi và biết đến con cháu mình. Đó cũng chính là ngày đầu tiên chứng minh cho cả xã hội về sự xuất hiện và tồn tại của bé, để được chúc tụng, cưu mang, che chở, dạy dỗ và nâng niu,... Trong ngày cúng lễ thiêng liêng này, không được xảy ra bất cứ một sai sót nào. Bởi vậy, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách tính cúng đầy tháng nam trồi nữ sụt một cách hoàn hảo và đầy đủ nhất nhé. 1. Cách tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt cho bé Mỗi em bé sau khi được sinh ra một tháng, thì đều được bố mẹ tổ chức cho một cái lễ cúng đầy tháng. Mục đích đầu tiên của buổi cúng lễ đó là hoan nghênh và ăn mừng chào đón em bé mới được chào đời; sau đó là giới thiệu thành viên chính thức mới với họ hàng gia đình hai bên nội ngoại. Từ thời xưa, ông bà ta đã tính lễ cúng đầu tháng nam trồi nữ sụt cho bé là tùy thuộc vào giới tính và tính theo lịch âm(lịch ta). Cách tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt cho bé: Nếu là bé gái thì tính bắt đầu từ ngày được sinh ra đến một tháng sau và ngày tổ chức cúng đầy tháng sẽ cho lùi lại sau hai ngày. Còn đối với bé trai thì sẽ tổ chức lùi lại một ngày. Ví dụ: Bé được chào đời vào ngày 25/08 âm lịch; nếu trường hợp là bé gái thì sẽ cúng đầy tháng vào ngày 23/08 âm lịch, còn nếu là bé trai thì cúng đầy tháng sẽ vào ngày 24/08 âm lịch. Tại ngày tổ chức cúng đầy tháng cho bé, ngoài việc cần chuẩn bị bữa tiệc để chiêu đãi tất cả mọi người thì còn cần chuẩn bị một mâm cơm cúng đầy tháng đầy đủ tất cả các lễ vật, từ đó sẽ thể hiện được tấm lòng và sự tôn kính tới các bà Mụ, Đức Ông, Gia Tiên hay các Vị Thần Linh,... 2. Lễ cúng đầy tháng bé trai, bé gái cần những gì? Lễ cúng đầy tháng cho bé được chia làm hai cách cúng và chuẩn bị đồ cúng như sau: Cúng 12 bà Mụ Cần chuẩn bị 12 đĩa xôi nhỏ: thường cúng bằng xôi gấc hoặc xôi đậu xanh. Chuẩn bị 12 chén chè nhỏ: sử dụng loại chè trôi nước nếu em bé là con gái và chè đậu trắng nếu em bé là con trai. Chuẩn bị 12 chén nước lọc. 12 chén cháo nhỏ: nên sử dụng cháo trắng để cúng. Chuẩn bị đầy đủ trầu cau, giấy tiền vàng, quần áo và giày dép. 12 đĩa thịt lợn quay và đi kèm theo bánh hỏi. Tổng hợp tất cả các loại bánh kẹo mà trẻ con yêu thích, trộn đều và chia thành 12 đĩa. Cúng Đức Ông Một bình hoa thật tươi và đẹp: có thể lựa chọn hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa cát tường,... Chuẩn bị trà, rượu, nước, gạo, muối. 1 bát chè lớn. 1 đĩa xôi lớn. 1 đĩa lợn quay. 1 đĩa bánh kẹo lớn. Sau khi chuẩn bị xong xuôi tất cả các đồ cúng, thì cách sắp xếp nó sao cho hợp lý và đẹp mắt cũng rất quan trọng. Theo như chúng tôi đã tìm hiểu và thấy được, đó là cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng phù...
06/05/2023
Đọc thêm »VỊ TRÍ ĐẶT MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG TỐT NHẤT Khi các bé được sinh ra, mọi người đều muốn tìm hiểu tới việc cúng đầy tháng ở đâu mới được và đúng nhất? Đây có thể là câu hỏi thắc mắc của nhiều bậc mẹ cha hoặc ông bà muốn biết câu trả lời nhất. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về vị trí đặt mâm cỗ và những thủ tục cần chuẩn bị cho lễ cúng đầy tháng nhé. Theo như tôi được biết thì câu hỏi lễ cúng đầu tháng ở đâu luôn là câu hỏi mà rất nhiều ông bố hay bà mẹ đều thắc mắc để mong "mẹ tròn con vuông". Việc cúng đầy tháng ở đâu là chính xác, thì các bạn nên lựa chọn cho mình một khoảng không gian phù hợp, để có thể đặt được bàn lễ vật. Việc chọn một vị trí phù hợp được xem là một trong những việc rất quan trọng. 1. Đặt mâm cúng đầy tháng ở đâu đúng chuẩn Những vị trí đặt mâm cúng đầy tháng chuẩn đó là: Đây có thể là một trong những vị trí đặt mâm lễ cúng tháng đúng chuẩn nhất. Hầu hết các thủ tục cúng Mụ bà để phù hộ cho cả hai mẹ con được “mẹ tròn con vuông” thì các gia đình thường chọn vị trí dưới đất, trước bàn thờ của tổ tiên, bàn cúng được đặt hướng ra phía ngoài cửa to (cửa chính) để cúng. Vị trí này được rất nhiều người chọn bởi nó thường là một vị trí hợp với phong thủy gia đình, là nơi có ánh sáng tốt nhất và dễ dàng bày biện đồ lễ cúng. Thông thường một mâm cúng đầy tháng cho bé sẽ được chuẩn bị và đặt tại 1 trong 2 vị trí phù hợp như sau: Vị trí 1: Đặt mâm cúng ở giữa nhà và điều chỉnh sao cho hướng quay ra phía cửa chính của căn nhà. Hiện nay có rất nhiều người đã lựa chọn cách đặt này; bởi đây có thể là một nơi có bầu không khí thoáng mát, rộng rãi, dễ dàng bày trí và là vị trí trí tốt nhất để thích hợp để chụp ảnh giữ làm kỷ niệm. Vị trí 2: Chuẩn bị và đặt mâm cúng đầy tháng tại phòng gần chỗ nằm của bé. Tuy nhiên, ở các vùng nông thôn, nhiều gia đình lại chọn vị trí cúng ở ngoài sân, nơi mà có không gian đất trời thoáng đãng, để dễ dàng cầu phúc lộc bình an. Nhiều trường hợp khác, gia đình lại lựa chọn ngay phòng của bé để đặt mâm cúng Mụ bà. Bởi bé là nhân vật chính ở trong buổi cúng lễ, nên chọn phòng bé nằm chính là một vị trí khá tốt để cầu mong những điều may mắn và tốt đẹp nhất đến với bé. Cuối cùng là mâm cúng gia tiên sẽ vẫn bày biện ở bàn thờ chính hoặc các bạn có thể chuẩn bị sẵn bàn cúng Thổ Địa hay ông Táo thì sẽ chọn vị trí bếp đặt cũng được. Ngoài việc chọn vị trí đặt mâm lễ cúng đầy tháng ở đâu cho hợp lý thì các bạn cũng cần chú ý hơn đến giờ giấc cúng. Ông bà và bố mẹ nên tìm hiểu và chọn cho mình những khung giờ hoàng đạo liên quan trong ngày và những giờ cụ thể phù hợp với tuổi bé. Đặc biệt là các bạn nên tìm hiểu rõ hơn về các tuổi xung khắc hoặc không hợp, để có thể tránh những xung khắc có thể gây ra. 2. Các thủ tục cần chuẩn bị cho lễ cúng đầy tháng cho con 2.1. Chọn thời gian làm lễ Đa số nhiều cặp lần đầu làm cha mẹ vẫn chưa biết cúng đầy tháng theo lịch âm hay dương. Theo như tính tín ngưỡng của các cụ thời xưa thì thời gian để thực hiện lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ được tính theo ngày âm lịch. Ngày diễn ra lễ cúng được tính vào ngày đầu tiên của tháng kế tiếp. Ở xã hội hiện đại ngày nay, mọi người lại thường chú ý hơn đến những ngày dương, nên lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng kế tiếp và tính theo lịch dương. Tuy nhiên, các cụ của chúng ta vẫn có một cách tính ngày cúng đầy tháng là “gái lùi hai và trai lùi một”. Nghĩa là ví dụ em bé gái được sinh ra vào ngày 05/08 thì gia đình sẽ tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé gái vào ngày 03/09 âm lịch; còn nếu là cho bé trai sẽ tổ chức vào ngày 04/09 âm lịch. 2.2. Mâm lễ cúng 12 bà Mụ Bàn cúng...
06/05/2023
Đọc thêm »BÀI VĂN KHẤN CÚNG ĐẦY THÁNG Theo phong tục Việt, để mừng bé tròn một tháng tuổi, người ta thường làm nghi lễ cúng đầy tháng để tạ ơn các thần linh ở trên đã tạo ra bé thật xinh xắn, đáng yêu và cầu mong bé khỏe mạnh, hạnh phúc. Và cách vái cúng đầy tháng theo phong tục Việt cũng không được làm qua loa vì đây là vấn đề thuộc về tâm linh, phải chuẩn bị kỹ cả. Sau đây, chúng tôi xin hướng dẫn bài cúng đầy tháng theo phong tục Việt. 1. Ý nghĩa lễ cúng đầy tháng Cúng đầy tháng là nghi lễ không thể thiếu khi chào đón một em bé chào đời tròn một tháng. Nghi lễ này có từ rất xưa, được cha ông ta truyền lại từ đời này đến đời khác nhằm cầu mong bé khỏe mạnh, bình an và tạ ơn ông bà ở trên. Tuy nhiên, khi khấn cúng đầy tháng, không phải ai cũng biết thông tin ý nghĩa đầy đủ của nghi lễ này. Theo quan niệm xưa nay, việc vái cúng đầy tháng là khấn cúng tạ ơn các bà Mụ tạo ra những đứa trẻ. Nói một cách dễ hiểu, người ta cho rằng đứa trẻ sinh ra là do các Đại Tiên và Tiên Mụ nặn ban cho mà trực tiếp nhất trong quá trình nặn ra các đứa trẻ là 12 bộ Tiên Nương (12 Bà Mụ). Do đó, khi đứa bé đầy tháng, bố mẹ và gia đình phải tiến hành nghi lễ cúng đầy tháng để tạ ơn các Bà Mụ đó đồng thời cầu bình an cho đứa bé. Cúng đầy tháng là một nghi lễ quan trọng dành cho các bé. 2. Mâm cúng đầy tháng Trong nghi lễ cúng đầy tháng, đọc bài cúng đầy tháng sao cho đúng rất quan trọng, tuy nhiên quan trọng không kém là mâm cúng đầy tháng. Cần chuẩn bị mâm cúng đầy đủ và cần thiết như hoa quả, hoa tươi, gạo, rượu, cau trầu, muối hạt, nước lã, đèn cầy, hương, một con gà luộc, tiền vàng mã, xôi, chè (bé trai cúng chè đậu trắng, bé gái cúng chè trôi nước), bánh kẹo, thịt heo, bộ giấy áo cúng mụ. Vì theo quan niệm xưa người tạo ra các bé là 12 Bà Mụ nên số lượng chén chè, dĩa bánh kẹo, ly rượu,… thường là 12. 3. Cách bày trí mâm cúng đầy tháng Sau khi đã chuẩn bị xong vật lễ cúng đầy tháng, bạn tiến hành bày trí lên mâm để thắp hương và vái cúng đầy tháng. Trời tạo hóa ra các bé có hai giới tính khác nhau để âm dương hòa hợp, vạn vật đều ôn hòa nên bản chất các bé đã có sự khác nhau. Do đó, thông tin từ bài cúng đầy tháng bé trai và bài cúng đầy tháng bé gái là khác nhau cũng như cách bày trí mâm cúng cho bé trai và bé gái cũng khác nhau. Đối với bé trai, lễ vật cúng sẽ được bày trên hai bàn, một bàn to và một bàn nhỏ. Bàn nhỏ sẽ được xếp phía trên gồm một con gà luộc, một mâm hoa quả, một tô chè, một tô cháo, thịt quay,… các lễ vật này dùng để cúng ông bà tổ tiên, các ông bà để đức che chở cho cháu. Bàn lớn sẽ đặt ở phía dưới, sắp xếp các lễ vật còn lại để cúng mười hai mụ. Thường thì người ta xếp các đĩa xôi, chè và cháo theo hai hàng cân xứng nhau. Ngoài ra, vị trí hai bàn đặt cạnh nhau không được quá sát nhau, phải có khoảng cách khoảng 10 cm là được. Đối với bé gái, cách bày trí cũng không khác là bao, chỉ có một số lưu ý như bé gái thay vì bày cúng chè đậu trắng thì cúng bằng chè trôi nước, mỗi chén chè một viên trôi nước và cũng đặt cân xứng hai hàng giống như bé trai. Cần chú ý nguyên tắc sắp xếp đông bình tây quả, tức là bình hoa tươi sẽ đặt ở phía đông và mâm cúng như hoa quả, thịt, gà,… sẽ đặt ở phía tây. Mâm cúng thôi nôi được bày trí đẹp mắt. 4. Văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai Văn khấn cúng đầy tháng (cách khấn vái cúng đầy tháng) rất quan trọng, nó là lời cảm ơn đấng trên đã phù hộ cho mẹ tròn con vuông và cầu mong bé khôn lớn khỏe mạnh. Như đã nói ở trên, giữa trai và gái có những điểm khác biệt nhất định nên thông tin đầy đủ về văn cúng đầy tháng cho bé trai và văn cúng đầy tháng cho bé gái là khác nhau. Với văn khấn cúng đầy tháng bé trai, bài khấn được ông bà xưa nay truyền tải...
06/05/2023
Đọc thêm »BÀI VĂN KHẤN CÚNG THÔI NÔI Đối với người Việt Nam, lễ cúng thôi nôi cho bé có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt và quan trọng. Bên cạnh những lễ vật chuẩn bị cho mâm cúng thôi nôi, bài cúng thôi nôi bé trai, bé gái cũng là một phần rất quan trọng. Bài cúng thôi nôi bé gái và bé trai như thế nào là đúng chuẩn nhất? Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ bài cúng thôi nôi chính xác nhất dành cho các cha mẹ tham khảo cho ngày tròn 12 tháng tuổi của bé. 1. Ý nghĩa lễ cúng thôi nôi cho trẻ Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành và tặng quà hoặc tiền lì xì của khách mời, của dòng họ bà con cho bé và gia đình nhân dịp cháu tròn một năm tuổi. Bài cúng thôi nôi cho bé trai mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và dưới đây là những ý nghĩa chính của lễ cúng thôi nôi mang lại cho bé. Cúng thôi nôi là lễ đặc biệt dành cho bé Ý nghĩa thứ nhất: Lễ cúng thôi nôi mong muốn cho bé nhận được sự che chở, bảo bọc của tổ tiên, những điều may mắn sẽ đến với bé trên con đường đời. Thể hiện niềm tin của cha mẹ về một tương lai tươi sáng cho những đứa con của mình. Làm lễ cúng thôi nôi cho bé trai cũng là thời gian để ông bà, cha mẹ, hàng xóm, bạn bè… đến chúc mừng và chứng kiến sự phát triển của bé cũng như lưu lại những kỷ niệm, những khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời bé và đương nhiên không thể thiếu được bài khấn cúng thôi nôi theo phong tục Việt Nam. Ý nghĩa thứ hai: Lễ thôi nôi là một trong nhiều nghi lễ gắn liền với cuộc đời của mỗi con người, cũng là nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt Nam chúng ta, qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người – một thành viên mới trong gia đình, xã hội, mà còn khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới, một thế hệ mới đang phát triển. Bạn nên nhớ trong ngày trọng đại này không thể thiếu bài cúng thôi nôi. Ý nghĩa thứ ba: Đây là lễ cúng thôi nôi mà các bậc phụ huynh mới gửi lời cảm ơn đến 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông đã nặn ra hình hài của bé bảo vệ bé để được khoẻ mạnh qua 30 ngày. Nhân gian tương truyền rằng đứa trẻ mới được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng là do tay các Bà Mụ nặn ra. Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé trai chính là một phương thức dùng để báo chúng ta báo cáo lên 12 Bà Mụ cùng với 3 Đức Ông. “Trên bà chúa Thiên Thai dưới 12 bà Mụ”. 12 bà Mụ được nhắc đến với tất cả sự tôn kính ở đây đó chính là các bà: Mụ bà Trần Tứ Nương, người coi sóc việc sinh nở (chú sanh) Mụ bà Vạn Tứ Nương, người coi việc thai nghén (chuyển sanh) Mụ bà Lâm Cửu Nương, người coi việc thụ thai (thủ thai) Mụ bà Lưu Thất Nương, người nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé Mụ bà Lâm Nhất Nương, người coi việc chăm sóc bào thai (an thai) Mụ bà Lý Đại Nương, người coi việc chuyển dạ (chuyển sanh) Mụ bà Hứa Đại Nương, người coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản) Mụ bà Cao Tứ Nương, người coi việc ở cữ (dưỡng sanh) Mụ bà Tăng Ngũ Nương, người coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống) Mụ bà Mã Ngũ Nương, người coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử) Mụ bà Trúc Ngũ Nương, người coi việc giữ trẻ (bảo tử) Mụ bà Nguyễn Tam Nương, người coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ. Ngoài ra, còn có 3 Đức ông: Thánh sư, Tổ sư và Tiên sư với chức năng truyền dạy nghề nghiệp cho bé trong tương lai (không phải 13 đức thầy). Từ dân gian xưa, các món lễ vật trong mâm cúng thôi nôi cho bé traiđều xuất phát từ tấm lòng, lễ vật được sắp xếp đơn giản đẹp mặt nhưng không thể thiếu phần trang trọng. Mâm cúng thôi nôi còn nêu lên sự biểu hiện những mong ước tốt đẹp của thế hệ đi trước dành cho con cháu sau này. Mâm...
06/05/2023
Đọc thêm »CÁCH TÍNH NGÀY CÚNG THÔI NÔI CHO BÉ Thôi nôi là ngày cha mẹ bé phải chuẩn bị chu đáo một mâm cúng thôi nôi để cúng bái với cầu mong con luôn khỏe mạnh và bình an trong suốt cuộc đời. Và cách tính ngày cúng thôi nôi cũng vô cùng quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn ở bài viết này nhé. Giải thích ngắn gọn cụm từ “thôi nôi” có ý nghĩa là bỏ lại, dừng lại cái nôi, cái giường nhỏ mà bé để qua nằm ngủ cái giường lớn. Điều này cũng là dấu mốc quan trọng trọng cuộc đời bé, bởi vậy cho nên tiệc sinh nhật đầu tiên của bé hay còn gọi là cúng thôi nôi cho bé phải thật chu đáo để đánh dấu khoảnh khắc đặc biệt này. Nội dung bài viết: Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé trai Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé gái Lễ vật cần thiết để cúng thôi nôi gồm những gì? Mâm đồ bốc chuẩn bị cho nghi thức Bài Cúng Thôi Nôi Cho Bé 1. Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé trai Theo phong tục từ xưa đến nay, thì ông bà ta thường lại có cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé trai như sau: Đã tính ngày cúng là phải tính theo ngày âm, bé trai thì chúng thụt lùi lại 1 ngày so với ngày sinh thật của bé. Thí dụ: Bé Trai sinh ngày 28/2 âm lịch thì gia đình sẽ tính ngày thôi nôi là ngày 27/2 âm lịch nhé! Chọn ngày thực hiện thủ tục cúng thôi nôi chính xác là vô cùng quan trọng. Nhưng cũng không phải ai cũng theo phong tục của ông bà xưa hay dùng để tính ngày thôi nôi. Ngày nay, cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé gái hay bé trai đơn giản hơn nhiều, đó là cúng đúng và ngày sinh của bé (tính theo lịch âm) là làm lễ cúng thôi nôi. Giả dụ: Bé sinh ngày 28/2 âm lịch năm nay thì đúng vào ngày 28/2 năm sau là gia đình tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé luôn. Như vậy đối với năm nhuận thì cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé sẽ như thế nào? Cực kỳ đơn giản nhé! Một ví đơn giản: Bé trai sinh vào tháng 5 âm lịch đầu thì cúng thôi nôi sẽ vào tháng 4 âm lịch năm sau, hoặc bé sinh vào tháng 10 năm nay thì tiệc thôi nôi sẽ là tháng 9 năm sau. Và cách tính ngày thực hiện nghi lễ thôi nôi cho bé gái hay ngày sinh nhật đầu tiên của bé nếu trúng năm nhuận thì cũng tương tự bé trai. Khi thực hiện nghi lễ cúng thôi nôi, các bậc cha mẹ cũng thường gửi gắm với hy vọng đứa trẻ sẽ khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Cúng thôi nôi nên chọn ngày âm 2. Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé gái Đầu tiên mình cũng theo phong tục từ xưa để lại là cách tính ngày cúng thôi nôi bé gái cũng theo ngày âm và thụt lùi lại 2 ngày so với ngày của bé. Nhắc đến mọi người cứ nhớ 1 câu: “Gái thì thụt 2, trai thì thụt 1”. Giả dụ bé sinh vào ngày 03/09 âm lịch năm nay thì lễ cúng thôi nôi của bé sẽ vào ngày 01/09 năm sau. Và cách để tính ngày cúng lễ thôi nôi bé gái nếu trúng năm nhuận thì cũng tương tự bé trai. 3. Lễ vật cần thiết để cúng thôi nôi gồm những gì? Trong nghi lễ thôi nôi cho bé cần chuẩn bị 3 hoặc 4 mâm cúng thôi nôi chính (tùy gia đình): 1 mâm cúng cho 12 bà Mụ và Đức Ông, 1 mâm cúng ông Thần Tài – Thổ Địa, 1 mâm cúng ông táo ( nếu bạn thờ ông Táo), 1 mâm cúng gia tiên. Một mâm cúng thôi nôi 12 bà Mụ và Đức Ông gồm có những lễ vật (thường sẽ có gà luộc) như sau: 1 Bình hoa Cát Tường (Bạn có thể dùng hoa Hồng, hoa Lay Ơn, hoa Đồng Tiền) 1 Đĩa trái Cây (Ngũ quả: gồm 5 loại quả, ví dụ 1 đĩa gồm có Mãng Cầu, Thanh Long, Cam, Nho, Táo) 13 ly đèn cầy nhỏ 1 chén gạo 1 chén muối 1 bó nhang 3 ly trà nhỏ (pha 1 bình trà để rót đều vào 3 ly) 3 ly rượu nhỏ (nhưng bạn phải mua 1 chai rượu còn nguyên) 3 ly nước nhỏ (nhưng bạn phải mua 1 chai nước suối còn nguyên) Bánh kẹo (13 phần) 1 bộ giấy cúng (1 mâm hài, áo, giấy cúng mụ) Trầu têm cánh phượng (13 phần) Chè (1 chén chè lớn và 12 chén chè nhỏ) Xôi (1 đĩa xôi lớn và 12 đĩa xôi nhỏ) Gà luộc (1 hoặc 2 con tất cả đều là...
06/05/2023
Đọc thêm »Mâm Cúng Động Thổ Cầu Đường Ông Bà ta có câu " Có Thờ Có Thiêng, Có Kiêng Có Lành" và thật đúng như vậy. Theo kinh nghiệm nhiều năm làm vàng mã,. Dịch Vụ Tâm Linh nhận thấy hầu như như khách hàng trước khi khởi công hoặc làm việc gì quan trọng có làm lễ cúng thì thuận lợi, công việc diễn ra nhanh chóng ít gặp trở ngại. Khi cúng lễ phải thành tâm, không được làm qua loa cho xong, vì như vậy sẽ phạm đến các thánh, thần hoặc các vong linh nơi cúng. Bạn không cần phải làm lễ thật to, thật lớn. Nhưng bạn phải làm thật nghiêm túc, đàng hoàng. Khi cúng không được nói lớn, chửi tục. Tại Dịch Vụ Tâm Linh chúng tôi cung cấp trọn gói Vàng Mã cúng lễ theo chuẩn Bắc - Trung - Nam. Cam kết lễ vật đặc sắc đúng chuẩn Có nhiều Anh Chị tìm lễ vật theo kiểu cúng ngoài Bắc, thì Anh Chị nên tham khảo dichvutamlinh.com tại đây chúng tôi có đầy đủ lễ theo chuẩn Bắc. Vàng Mã được xưởng sản xuất tại Thuận Thành Bắc Ninh và Tại Hàng Mã Hà Nội. Bên cạnh đó Dịch Vụ Tâm Linh còn cung cấp Mâm Cúng Động Thổ đầy đủ nhất, được soạn, giao hàng và sắp lễ đúng chuẩn, đúng lễ. Mâm Cúng sử dụng THỰC PHẨM SẠCH ĐẠT CHỨNG NHẬN HACCP CODEX 2020. Cam kết không dùng phẩm màu. Thực phẩm còn nóng khi giao đến. Mâm Cúng đặc sắc đầy đủ lễ vật. Sắp mâm & Giao hàng 24/7 Toàn HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai... Mâm Cúng Động Thổ Cầu Đường
06/05/2023
Đọc thêm »THỜI GIAN CÚNG THÔI NÔI TỐT NHẤT Thôi nôi là một lễ cúng vô cùng quan trọng, thôi nôi là dấu móc đầu đời của một đứa trẻ đã tròn một tuổi. Việc xem giờ tốt để làm thôi nôi cho bé đơn giản là chọn khung giờ không gây xung khắc và suy xét tính hung cát sao cho các bé gặp may mắn và khỏe mạnh. Trong bài viết này, Dịch Vụ Tâm Linh sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn giờ cúng thôi nôi lúc mấy giờ chính xác nhất. Có nhiều cách để chọn giờ cúng thôi nôi cho bé. Về việc chọn giờ đẹp và tốt để cúng thôi nôi cho bé. Nội dung bài viết 1. Ý nghĩa của cúng thôi nôi cho bé 2. Những điều cần biết về nghi lễ và cúng thôi nôi lúc mấy giờ 2.1. Tuổi Tý 2.2. Tuổi Sửu 2.3. Tuổi Dần 2.4. Tuổi Mão 2.5. Tuổi Thìn 2.6. Tuổi Tỵ 2.7. Tuổi Ngọ 2.8. Tuổi Mùi 2.9. Tuổi Thân 2.10. Tuổi Dậu 2.11. Tuổi Tuất 2.12. Tuổi Hợi 3. Hướng dẫn chuẩn bị lễ vật trong mâm cúng thôi nôi cần những gì 1. Ý nghĩa của cúng thôi nôi cho bé Mọi người có thể nghĩ đơn giản lễ cúng thôi nôi là ngày bé tròn một tuổi, với những bước đi đầu đời của bé. Đặc biệt, giờ cúng thôi nôi là ngày cha mẹ bé phải chuẩn bị chu đáo một mâm cúng thôi nôi để cúng bái với cầu mong con luôn khỏe mạnh và bình an trong suốt cuộc đời. Giải thích ngắn gọn cụm từ “thôi nôi” có ý nghĩa là bỏ lại, dừng lại cái nôi, cái giường nhỏ mà bé để qua nằm ngủ cái giường lớn. Điều này cũng là dấu mốc quan trọng trọng cuộc đời bé, bởi vậy cho nên tiệc sinh nhật đầu tiên của bé hay còn gọi là lễ cúng thôi nôi cho bé phải thật chu đáo để đánh dấu khoảnh khắc đặc biệt này. Chọn giờ để cúng thôi nôi cũng vô cùng quan trọng Tuy đây là hình thức mang tín ngưỡng của dân gian đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ mẫu, nhưng qua đó cho thấy tín ngưỡng dân gian nói chung luôn hướng tới con người không chỉ biết tới hiện tại và tương lai, mà còn nhận rõ truyền thống văn hoá mang đậm bản tính bản sắc của gia đình và xã hội. Đồng thời, lễ cúng thôi nôi còn thể hiện những ước muốn tốt đẹp của các thế hệ đi trước đối với các thế hệ kế thừa sau này. 2. Những điều cần biết về nghi lễ và cúng thôi nôi lúc mấy giờ Người xưa có câu: “Năm tốt không bằng tháng tốt, tháng tốt không bằng ngày tốt, ngày tốt không bằng giờ tốt” cho nên việc chọn một giờ thôi nôi cho bé để thực hiện nghi lễ là điều rất quan trọng không kém bên cạnh mâm cúng thôi nôi cho bé gái, bé trai. Ngày xưa, việc xem ngày giờ cúng gia đình thường cúng thôi nôi vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, nhưng thường nhất vẫn là khung giờ từ 3h – 5h sáng (trước khi mặt trời mọc). Với hai khung giờ sáng sớm hoặc chiều tối nếu gia đình bạn thuận tiện cho khung giờ nào thì bạn có thể lựa chọn cúng thôi nôi vào khung giờ đó sao cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên chọn chọn khung giờ sáng sớm vẫn là thích hợp hơn cả. Sau đây Đồ Cúng Tâm Linh gợi ý một số cách chọn giờ cúng thôi nôi cho bé. 2.1. Tuổi Tý Dựa theo tài vận trọng một ngày thì người tuổi Tý, thời điểm gặt hái được thành công và may mắn trong ngày là giờ Ngọ. Tý đại diện cho thủy dương, Ngọ đại diện cho hỏa âm, hai đại diện này tương trợ lẫn nhau. Từ đó, căn cứ vào đó những năm Ngọ là thời cơ tốt nhất mang lại may mắn và thuận lợi cho công danh, sự nghiệp của người tuổi Tý. 2.2. Tuổi Sửu Nếu tính theo một ngày thì người tuổi Sửu có nhiều vận may và dễ thành công vào giờ Tý. Sửu đại diện cho thổ âm, Tý đại diện cho thủy dương, hai yếu tố này có tính tương hỗ nhau nên giờ Tý trong ngày là thời cơ tốt nhất cho con giáp này. Từ đó, nếu tính theo năm thì người Tuổi Sửu sẽ dễ dàng phát tài vào những năm Tý 2.3. Tuổi Dần Đối với người tuổi Dần, thời điểm có thể mang lại nhiều may mắn và thành công nhất trong ngày chính là giờ Sửu và giờ Mùi. Dần đại diện cho mộc dương, Sửu và Mùi đại diện cho thổ âm. Các yếu tố này mang tính tương trợ cho nhau, giúp người tuổi Dần dễ dàng thu về nguồn...
06/05/2023
Đọc thêm »Vàng Mã Cúng 49 Ngày Và Những Điều Cần Lưu Ý Cúng 49 ngày là một thủ tục hậu tang lễ cực kỳ quan trọng và không được thiếu sót, bởi lễ cúng 49 ngày có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến gia đình mà còn tác động đến quá trình thọ nghiệp báo và luân hồi của người đã khuất ở thế giới bên kia. Do đó, việc cúng 49 ngày cần được tiến hành một cách chỉn chu và trang nghiêm, từ khâu chuẩn bị cho đến khi tiến hành, kể cả việc chuẩn bị vàng mã cúng. Bài viết dưới đây cung cấp đến quý độc giả thông tin về vàng mã cúng 49 ngày và những điều cần biết giúp quý độc giả có nhu cầu cân nhắc chuẩn bị. 1. Cúng 49 ngày là gì? Cúng 49 ngày là lễ cúng cho người đã khuất được diễn ra vào hạ tuần thứ 7 tính từ ngày người mất. Cụ thể, tính từ ngày mất, cứ cuối mỗi tuần gia đình cúng cho người đã mất một mâm cơm, gọi là Sơ thất, cuối tuần thứ 2 tính từ ngày mất thì cúng Nhị thất, tương tự tuần thứ 3 cúng Tam thất… cứ thế cho đến tuần thứ 7 thì cúng Chung thất, hay còn gọi là cúng 49 ngày. Ngày nay, cuối mỗi tuần gia đình thường không cúng Sơ thất, Nhị thất, mà gộp thành cúng cơm hằng ngày cho đến ngày thứ 49 thì cúng 49 ngày. Việc cúng 49 ngày xuất phát từ quan niệm, tín ngưỡng cho rằng, cứ hết mỗi tuần thì người đã khuất đi hết 1 cửa ngục ở Địa ngục, cú thế hết tuần thứ 7 thì qua 7 ngục, nên cúng 49 ngày cầu siêu cho người đã khuất được vãng sanh hoặc đầu thai làm người. Lại có quan niệm cho rằng, 49 ngày là thời điểm người đã khuất còn ở thể thân trung ấm, vẫn chưa hoàn toàn ý thức được mình đã chết, chưa thụ hưởng được các đồ cúng trái, do đó trong 49 ngày gia đình phải thường xuyên tạo nghiệp tốt lành, hồi hướng công đức cho người đã khuất để họ được cứu vớt, đến hết 49 ngày sẽ chuyển thế, đi thọ nghiệp báo sẽ được ân giảm hình phạt. Việc cúng 49 ngày lúc này sẽ là lễ cúng cầu cho người đã khuất được vãng sanh siêu độ, nhanh chóng chuyển sinh. Lễ cúng 49 ngày thường được tổ chức rất trọng thể, tiếp theo là đến lễ Tốt khốc (100 ngày) bởi tính chất quan trọng của nó. Trong ngày này, gia đình ngoài việc chuẩn bị mâm lễ trọng thể, chu toàn sẽ còn mời cả thầy về đọc kinh siêu độ. Mọi người trong gia tộc sẽ tụ họp về đọc kinh đồng lòng cầu siêu cho người mất. Nếu người đã mất chẳng may mất ngoài đường (do tai nạn…) thì gia đình tổ chức cúng 49 ngày ở nơi người đã mất gặp nạn qua đời. 2. Đồ lễ cúng 49 ngày và vàng mã Combo Cúng 49 Ngày Các đồ lễ cúng 49 ngày thường gồm các món sau: – Mâm ngũ quả – Hoa tươi – Nhang đèn – Đồ lễ cúng, thường là đồ chay bởi trong thời gian này vẫn phải thường xuyên tạo phước, tránh tích nghiệp. Gia đình do đó thường cúng đồ chay để tránh phạm nghiệp sát sinh, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển sinh của người đã khuất. Các món cúng thường có món xào, món canh, bánh trái, chè xôi trà rượu tươm tất đầy đủ. – Vàng mã. Nếu nhà có nhiều ban thờ thì các ban thờ khác cũng phải đầy đủ đồ cúng, tuy không nhiều như cúng người đã khuất, song cũng cần có đĩa trái cây, hoa tươi, nhang đèn. Khi đó ban cúng người đã khuất nên được bày ở một khoảng riêng, hoặc đem di ảnh người đã khuất xê dịch lên phía trước một ít. 3. Vàng mã cúng 49 ngày Mẫu Biệt thự vàng mã làm theo yêu cầu Vàng mã là một phần không thể thiếu của bất kỳ lễ cúng tâm linh nào, đặc biệt là các lễ cúng liên quan đến người thân đã khuất. Đốt vàng mã là một hình thức sưởi ấm vong linh, cũng là một cách để tạo phước cho người đã khuất, giúp họ nhận được công đức và lộ phí khi qua thế giới bên kia – người Việt ta vẫn quan niệm “trần sao âm vậy” – người đã khuất có tiền bạc để trao đổi, mua bán hay thậm chí là đi đường. Lễ cúng 49 ngày là một nghi thức quan trọng, do đó không thể thiếu các loại vàng mã. Vàng mã cúng 49 ngày thường bao gồm: – Đồ trang...
06/05/2023
Đọc thêm »Vàng Mã. Tục Đốt Vàng Mã Như Thế Nào Đúng? Đốt vàng mã được xem là một phong tục tập quán đã xuất hiện từ rất lâu đời của người dân Việt Nam. Vậy nguồn gốc của tục lệ này là đâu? Nó mang ý nghĩa gì và cách đốt vàng, mã như thế nào là đúng nhất? Bài viết sau Dịch Vụ Tâm Linh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tục lệ này. 1. Tìm hiểu về vàng mã Vàng mã được gọi chung đó là những loại đồ dùng bằng giấy được sử dụng để cúng bái và đốt cho người đã mất. Những món đồ này rất dễ cháy và sau khi thực hiện các nghi lễ cúng bái xong sẽ được mang đi đốt hay còn gọi là hoá vàng cho người âm. Vàng mã được xem như một nét đặc trưng riêng biệt cho nền văn hoá tâm linh của người dân Việt Nam và các quốc gia Á Đông hiện nay. Người Việt Nam đã quan niệm rằng khi đốt vàng mã người thân của mình đã khuất ở thế giới bên kia sẽ được thụ hưởng và nhận lấy chúng để làm công cụ thanh toán và trao đổi dưới âm phủ. Các loại vàng mã ngày nay không đơn thuần chỉ là tiền âm phủ mà nó còn được làm dưới dạng những món đồ dùng thường ngày của con người. Vàng mã là loại đồ cúng bằng giấy được sử dụng để cúng và hoá cho người đã mất 2. Tục đốt vàng mã xuất hiện như thế nào? Tìm hiểu về nguồn gốc của tục lệ này Nguồn gốc của tục đốt vàng mã là từ Trung Quốc và theo quá trình xâm lược, ảnh hưởng đã du nhập vào nên văn hoá Việt Nam. Khi đó người dân của nước ta đã tiếp thu và gìn giữ, phát triển nó như một nền văn hoá đặc sắc, riêng biệt được lưu truyền nhiều đời này. Mọi người khi đốt vàng mã thường luôn quan niệm rằng ở trên trần sao dưới âm sẽ vậy. Con người sau khi chết đi sang thế giới bên kia họ vẫn có các nhu cầu và sinh hoạt giống như đang còn sống. Vì thế người ở trên trần thế sẽ đốt nhiều vàng mã với mong muốn người thân đã mất của mình có được cuộc sống đầy đủ ở thế giới bên kia. Còn theo Phật Giáo đốt vàng mã không phải được bắt nguồn từ Đạo Phật. Đây là phong tục đã được truyền bá sang từ Trung Quốc. Lúc mới đầu vàng mã chỉ được sử dụng trong cung đình mà không được phổ biến với dân chúng. Tục lệ đốt vàng mã đã xuất hiện từ rất lâu đời tại Trung Quốc và được lưu truyền sang Việt Nam 3. Sự tích về tục đốt vàng mã Thời nhà Hạ, người dân Trung Hoa đã sử dụng đất sét để nặn thành mâm bát và sử dụng gỗ tre để làm các loai nhạc khí như đàn sáo, chuông khánh dùng trong chôn cất theo người chết. Tới thời nhà Chu, người dân đã đặt ra tục “Tuẫn Táng”, đây là phong tục mà khi nhà vua và quan lại chết đi thì sẽ đem chôn sống vợ con và bộ hạ của họ để có thể xuống dưới âm hầu hạ các ngài. Tục lệ này đã được loại bỏ ở thời nhà Hán. Tới năm 105 sau công nguyên ông Vương Dũ đã sáng chế ra giấy để làm vàng bạc và quần áo thay thế cho vàng bạc và quần áo thật khi làm tang lễ cho người mất. Lúc này phần đa người dân Trung Hoa cũng đã tỉnh ngộ và đã cùng nhau bỏ đi tục lệ đốt vàng mã. Điều này khiến cho những nhà làm nghề vàng mã bị thất nghiệp. Tục đốt vàng mã bằng giấy xuất hiện từ năm 105 sau công nguyên do ông Vương Dũ sáng chế ra Vương Luân là dòng dõi của Vương Dũ đã tìm ra các âm mưu để phục hưng lại nghề vàng mã này. Ông cho một người giả ốm nặng cách đó vài hôm rồi loan tin chết vì bệnh ra cho người dân biết. Cái xác giả kia sẽ được khâm liệm và cho vào quan tài có đục sẵn lỗ hổng để tiếp tế thức ăn và đồ uống. Khi hàng xóm tới thăm viếng đông đúc Vương Luân đã cùng với gia nhân và dòng họ của người đó mang tới rất nhiều đồ mã, có cả hình nhân thế mệnh ra để cúng bái. Họ thực hiện cúng lễ các quan thiên phủ, địa phủ và quan nhân phủ. Trong khi người dân đang đau xót khấn khứa thì quan tài bỗng...
06/05/2023
Đọc thêm »Giải đáp! Cúng 49 ngày trước có được không? “Cúng 49 ngày trước có được không?” là một câu hỏi được đa số gia quyến thắc mắc khi người thân của mình đã tạ thế. Trong bài viết này, Dịch Vụ Tâm Linh sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan đến nghi lễ cúng 49 ngày dành cho người đã khuất. Mời bạn cùng đón đọc! Ý nghĩa của tục cúng 49 ngày Cúng 49 ngày là gì? Cúng 49 ngày còn được biết đến với cái tên là chung thất hay lễ cúng giỗ mở đầu. Đây này là một trong những nghi thức quan trọng không thể bỏ qua trong trình tự tang lễ. Cúng 49 ngày còn được biết đến với cái tên là chung thất hay lễ cúng giỗ mở đầu Theo Phật Giáo, con người sau khi qua đời sẽ dựa vào phước phần đã tích lũy từ quá khứ để được trở về địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula hay nhân và thiên. Trong Kinh Địa Tạng có nói, sau khi người chết tròn 49 ngày, họ sẽ được tái sinh vào những cõi khác nhau. Và khoảng thời gian 49 ngày đó, họ chưa được siêu thoát mà sẽ chờ định tội tùy thuộc vào những gì đã làm khi còn sống. Nơi họ về cũng sẽ được phân chia theo những việc thiện và việc ác mà họ đã gây ra. Vì sao lại là 49 ngày? Con số 49 được lý giải như sau: Khi qua đời, vong linh của họ sẽ đi qua điện lớn ở âm ty và trải qua tổng cộng 7 lần phán xét, mỗi lần phán xét là 7 ngày, tổng cộng là 49 ngày. Sau khi phán xét xong, họ sẽ được tái sinh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp báo khi còn sống. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng người chết có thể tái sinh trong ngay những tuần đầu, điều này phụ thuộc vào phúc đức và nhân duyên của họ. Chính vì lý do đó mà cúng 49 ngày được xem là một nghi thức quan trọng. Trong ngày này, tang gia sẽ làm lễ cầu siêu với mong muốn người thân được siêu thoát về cõi an lành. Ý nghĩa của tục cúng 49 ngày Trước khi giải đáp cho câu hỏi Cúng 49 ngày trước có được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua về ý nghĩa của nghi lễ này. Tục cúng 49 ngày là một nét đặc trưng trong truyền thống thờ cúng của người Việt. Đầu tiên, lễ cúng này được xem như hình thức tiễn người đã khuất sang thế giới bên kia. Vào ngày này, người thân sẽ bày tỏ nỗi tiếc thương cũng như gửi lời chúc tốt đẹp cho hành trình mới của vong linh đã khuất, giúp họ dễ dàng siêu thoát hơn. Lễ cúng 49 chính là buổi cầu siêu, giúp cho người đã khuất giảm bớt tội lỗi đã gây ra khi còn sống Thứ hai, lễ cúng 49 chính là buổi cầu siêu, giúp cho người đã khuất giảm bớt tội lỗi đã gây ra khi còn sống. Trong buổi lễ này, chúng ta sẽ hồi hướng người đã khuất đến những điều thiện lành, tốt đẹp để họ có thể đi về cõi an lành. Đồng thời, đây cũng là cách nhắc nhở người đã khuất nên rời ra thế tục, dục vọng và hướng về những điều tốt đẹp để tái sanh vào cảnh giới tốt lành. Cuối cùng, cúng 49 ngày chính là cách nhắc nhở người đã khuất cũng như tất cả những người còn sống rằng, không phải chết là hết, mà cái chết sẽ tạo nên một khởi đầu mới. Khi mất đi, linh hồn chúng ta sẽ rời khỏi phần hồn để tiếp tục đến với những cõi khác dựa trên nghiệp nhân đã gieo khi còn sống. Vì thế, nếu còn sống, chúng ta nên tích cực làm những điều tốt để kiếp sau được đầu thai vào cõi an lành hơn. Cúng 49 ngày trước có được không? Từ những nội dung đã chia sẻ bên trên, có thể thấy rằng cúng 49 ngày là một nghi thức vô cùng quan trọng và chúng ta nên tuân thủ để người đã khuất bắt đầu một hành trình mới một cách tốt đẹp hơn. Vậy, câu trả lời cho thắc mắc cúng 49 ngày trước có được không chính là không nên. Bạn nên thực hiện đúng thời gian, nghi thức và trình tự để buổi cúng 49 ngày, cũng là buổi cầu siêu được diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp. Một số câu hỏi thường gặp khi cúng 49 ngày Bên cạnh câu hỏi “Cúng 49 ngày trước có được không?”, xoay quanh lễ cúng 49 ngày còn có nhiều thắc mắc...
06/05/2023
Đọc thêm »