Nhận thức được ảnh hưởng của màu sắc đến môi trường xung quanh sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng và cân bằng cuộc sống. Mỗi màu sắc sẽ đem lại những nguồn năng lượng khác nhau. Theo đó, hiểu được ý nghĩa của từng màu sẽ giúp bạn chọn được màu sắc phù hợp với năng lượng tâm linh của mình nhất. Kết nối rõ ràng nhất giữa màu sắc và năng lượng tâm linh là hệ thống các luân xa. Trong cơ thể con người có 7 luân xa, mỗi luân xa lại mang một màu sắc và chức năng khác nhau. Ảnh: Allison Huish MÀU ĐỎ – LUÂN XA SỐ 1 – SỰ AN TOÀN Ảnh: Unsplash Chúng ta thường nghĩ đến màu đỏ như màu của hành động, nhưng trong cuộc sống, chúng ta vẫn có thể bắt gặp màu đỏ qua các biển báo dừng và đèn tín hiệu giao thông. Có thể thấy, màu đỏ còn đại diện cho sự bảo an và khởi đầu mới. Ngoài ra, màu đỏ còn mang ý nghĩa về nguồn năng lượng bền vững mà chúng ta cần cho sự sống. Cũng như chức năng của luân xa số 1 là về sinh tồn, cân bằng và an toàn. Mặc màu đỏ hoặc trang trí căn phòng có màu này sẽ cân bằng và phân bổ được nguồn năng lượng cần thiết cho bạn. MÀU CAM – LUÂN XA SỐ 2 – TÍNH DỤC Ảnh: Unsplash Màu cam là sự pha trộn của đỏ và vàng. Chúng ta thường nghĩ về đỏ như màu của sự say mê mãnh liệt nhưng màu cam mới thực sự là màu của tình dục và khoái cảm. Bạn có thể sử dụng màu sắc này khi đi hẹn hò để tăng tính lãng mạn và thơ mộng cho cuộc hẹn. Ngoài ra, màu cam còn là màu đại diện của luân xa số 2 thể hiện sự tự do và phóng túng. Khi luân xa này được mở, dòng cảm xúc của bạn sẽ được thể hiện một cách cởi mở và dồi dào hơn. MÀU VÀNG – LUÂN XA SỐ 3 – QUYỀN LỰC Ảnh: Unsplash Vàng còn là màu sắc tượng trưng cho ánh mặt trời và là biểu tượng của vương quyền. Do đó, màu vàng sẽ giúp chúng ta tăng cường sức mạnh tâm linh, chuyển đổi sức mạnh nội tại thành nguồn năng lượng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, luân xa số 3 khai mở sẽ giúp bạn lấy lại nguồn năng lượng tích cực và trở nên chủ động trong cả suy nghĩ và hành động. MÀU XANH LÁ – LUÂN XA SỐ 4 – TÌNH YÊU Ảnh: Unsplash Ngoài là màu sắc chủ đạo của Trái Đất và đại diện cho sự bền vững, màu xanh còn là biểu tượng cho sức khỏe và hạnh phúc. Chúng ta có được điều đó nhờ vào những mối quan hệ tình cảm lãng mạn và tích cực trong cuộc sống. Đây cũng là màu sắc tuyệt vời khi bạn khoác lên mình để đi chơi với bạn bè hoặc dành thời gian bên gia đình, cũng như góp phần lan tỏa nguồn năng lượng tốt lành đến mọi người. Theo đó, luân xa số 4 chính là nguồn cội của lòng yêu thương và sự tử tế của con người. MÀU XANH DƯƠNG – LUÂN XA SỐ 5 – SỰ THỂ HIỆN BẢN THÂN Ảnh: Unsplash Màu xanh dương thể hiện nguồn cảm hứng mạnh mẽ ảnh hưởng đến cảm xúc và khả năng bộc lộ cảm xúc của chúng ta. Đây cũng là màu nói lên tính cách của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn có luân xa số 5 hoạt động kém – tức khả năng ảnh hưởng của màu xanh đến kết nối giữa bạn và năng lượng tâm linh khá yếu – tính cách của bạn sẽ khá nhút nhát và khép kín. MÀU CHÀM – LUÂN XA SỐ 6 – TRỰC GIÁC Ảnh: Unsplash Chàm chính là màu sắc giúp chúng ta kết nối với trí tuệ bên trong. Kết hợp các hoạt động Thiền với màu sắc sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được sự thông suốt về trí tuệ. Bên cạnh đó, màu này phù hợp với những nơi riêng tư và tâm linh. Nếu luân xa số 6 hoạt động mạnh mẽ, điều đó có nghĩa là bạn có năng lực trực giác mạnh mẽ và thường dựa vào năng lực bản thân để đưa ra các phán đoán. MÀU TÍM – LUÂN XA SỐ 7 – KẾT NỐI TÂM LINH Ảnh: Unsplash Màu tím chính là màu kết nối với trí tuệ siêu nhiên và năng lượng tâm linh bên ngoài chúng ta. Màu tím nhắc nhở chúng ta trong vai trò như một linh hồn đang trải nghiệm thế giới dưới dạng vật chất trong vũ trụ. Mặc màu tím giúp bạn nâng cao...
09/05/2023
Đọc thêm »Ý nghĩa Heo Quay cúng lễ Heo Quay nguyên con là lễ vật cúng trang trọng không thể thiếu trong các dịp lễ lớn như của nước ta như: lễ cúng khai trương, lễ cúng động thổ, lễ nạp tài, lễ cưới hỏi, lễ cúng đầy tháng, lễ cúng thôi nôi … Vậy ý nghĩa đằng sau những mâm cúng có heo quay này là gì, https://www.dichvutamlinh.com/ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Heo có ngoại hình tròn trịa, hồng hào nên quan niệm truyền thống cho rằng heo tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc. Treo tranh trang trí hoặc biểu tượng hình heo có thể tăng tiến tiền tài, lại có thể tăng phúc khí, đem lại sự viên mãn cho mọi người trong gia đình. - Trong phong thủy, heo mang lại may mắn cho gia chủ và đại diện cho sự thịnh vượng, giàu có và khả năng sinh sản, thành công trong công việc. Ngoài ra, heo còn tượng trưng cho sự đầy đủ thức ăn, niềm vui vật chất, sự an toàn trong nhà. Vậy có thể nói việc cúng heo quay cũng mang những ý nghĩa tương tự như quan niệm trên. - Đối với mâm cưới, heo quay cùng với gà là hai lễ vật thuộc tính “mặn” phổ biến nhất trong chuỗi lựa chọn Trầu – Cau, Trà – Rượu, Mặn – Ngọt. Tùy vào từng gia đình mà có thể chọn heo sữa quay hoặc heo quay loại lớn. Heo quay thường có kích cỡ khá lớn nên không thể cho vào bên trong mâm quả mà phải để riêng và có người khiêng, nhưng vẫn được xem là một mâm trong sính lễ cưới hỏi. Heo quay được dùng làm sính lễ cưới hỏi và còn mang ý nghĩa chúc cô dâu chú rể sớm có tin vui, con đàn cháu đống và sớm phát tài phát lộc. - Theo quan niệm của dân gian, có heo mẹ trong nhà nghĩa là có khả năng sinh sản và đem lại sự giàu có, bởi vì chúng mang đến nguồn tài chính ổn định và cuộc sống tốt đẹp cho cả gia đình, càng nhiều heo con thì nguồn lực và tài sản càng tăng. - Trong cuộc sống hiện đại, heo mang ý nghĩa cầu mong sự phát triển trong công việc và nguồn nhân lực để hỗ trợ phát triển. Với những thông tin trên, https://www.dichvutamlinh.com/ hi vọng mang đến những thông tin bổ ích về ý nghĩa của heo quay trong mâm cúng. Hy vọng giúp bạn có thêm lựa chọn cho mâm cúng của mình và gia đình. #Ý nghĩa Heo Quay cúng lễ #Ý nghĩa Heo Quay cúng lễ #Ý nghĩa Heo Quay cúng lễ #Ý nghĩa Heo Quay cúng lễ
09/05/2023
Đọc thêm »Ý nghĩa của Gà cúng lễ & cách đặt gà trên mâm cúng đúng nhất Theo phong tục Việt Nam từ xa xưa thì trong mâm cỗ cúng giao thừa hay các ngày lễ khác trong năm thường có một đĩa xôi gấc đỏ tươi với ý nghĩa cầu may mắn, tài lộc và một con gà trống miệng ngậm một bông hồng đỏ với ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết. Tập tục cúng gà ngày Tết bắt nguồn từ câu chuyện thần thoại của một số dân tộc Việt Nam. Đó là, từ khi Ngọc Hoàng sáng tạo ra mặt đất thì ban đầu mặt đất rất ẩm ướt và lạnh lẽo, khiến muôn loài không thể sinh sôi, phát triển được. Thấy vậy, Ngọc Hoàng liền sai mười mặt trời là các con của ngài xuống Trái Đất để ngày đêm chiếu sáng, làm nóng mặt đất. Nhưng 10 mặt trời khi được xuống mặt đất thì thấy dưới trần gian có nhiều điều mới lạ, thú vị hơn nhiều so với trên thiên đình. Vì vậy, đã mải miết rong chơi mà quên mất việc phải quay về Trời, khiến mặt đất khô cằn, nứt nẻ, thời tiết nóng như đổ lửa, con người và vạn vật than khóc. Lúc này, trong một ngôi làng nọ có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, ngay từ nhỏ đã sở hữu sức mạnh phi thường, đặc biệt với khả năng bắn cung bách phát bách trúng. Chàng đã giương cung bắn hạ liên tiếp 9 mặt trời, khiến mặt trời cuối cùng sợ hãi bay tít lên tận trời cao và không dám ló đầu ra nữa. Vậy là, mặt đất tiếp tục lạnh lẽo tối tăm. Con người, loài vật kéo nhau đi gọi mặt trời nhưng chẳng con nào gọi được. Cuối cùng có một con gà trống khỏe mạnh đã cất tiếng gáy vang lừng khiến mặt trời tò mò ngó xuống mặt đất mà quên cả sợ sợ hãi. Dần dần, mặt trời cứ thế hạ thấp dần khi được nghe tiếng gáy của chú gà trống. Mặt đất lại được chiếu sáng. Theo phong thủy, đêm giao thừa là đêm trời đất tối tăm nhất, vì đó là lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất. Khi đó, không ai bảo ai, người người, nhà nhà đều cúng một con gà trống với hy vọng gà sẽ đánh thức mặt trời để chiếu ánh nắng cho cả năm ấm áp. Gà cúng trong đêm giao thừa thường là gà trống hoa, loại gà trống mới le te gáy với mong muốn khỏe mạnh, tinh khiết. Từ đó, tập tục cúng gà ngày Tết đã được giữ gìn và lưu truyền cho đến tận ngày hôm nay. Ý nghĩa tập tục cúng gà ngày Tết Con gà được xem như biểu tượng gắn liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời và có liên quan mật thiết với nghề trồng lúa nước của người Việt. Tập tục cúng gà ngày Tết với ý nguyện, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp. Hơn nữa, tập tục cúng gà ngày Tết còn thể hiện cho 5 đức tính mẫu mực của con người đó là: - Văn: Mào gà trống mang hình ảnh giống với cái mũ cánh chuồn của người đỗ tiến sĩ ngày xưa, biểu tượng cho sự học hành tấn tới. - Võ: Cựa gà sắc nhọn là vũ khí tự về và chiến đấu. - Dũng: Con gà trống luôn là người thủ lĩnh trong đàn gà. Sẵn sàng đánh nhau với kẻ khác để bảo vệ đàn gà của mình, biểu tượng cho dũng khí đặc biệt ở người đàn ông. - Nhân: Gà Trống khi kiếm được thức ăn đều gọi bầy của mình đến ăn cùng chứ không bao giờ ăn một mình, biểu tượng có tâm tính tốt đẹp của con người. - Tín: Gà trống luôn thức dậy vào sáng sớm, bất kể thời tiết khắc nghiệt như thế nào gà vẫn gáy đúng giờ, biểu tượng cho chữ tín. cách đặt gà trên mâm cúng đúng nhất Con gà gáy báo hiệu ngày mới đã trở thành một biểu tượng văn hóa gắn với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của cư dân nông nghiệp, là một trong những thứ không thể thiếu của mỗi gia đình. Thực tế là gà quay đầu ra ngoài sẽ đẹp hơn khi quay đầu về bát hương và phao câu chổng ra ngoài nhưng cách đặt gà cúng như vậy chỉ đẹp mắt về hình thức, chứ không đẹp về ý nghĩa tâm linh và sự thành kính.Từ xa xưa gà luộc đã là món không thể thiếu trên mâm cỗ cúng của người Việt đặc biệt trong lễ Giao thừa và gia tiên ngày Tết. Mặc dù đã...
09/05/2023
Đọc thêm »Bài khấn cúng đất đai, cúng Thổ Công chuẩn 2023 Người xưa luôn quan niệm rằng mỗi một mảnh đất đều có sự hiện diện và cai quản của thần linh. Vì thế, trong những dịp quan trọng như đầu năm, cuối năm hay khởi công, động thổ… chúng ta đều phải chuẩn bị mâm lễ và bài khấn cúng đất đai để xin phép thần linh, đồng thời mong cầu những điều tốt đẹp sẽ đến. Đôi nét về lễ cúng đất đai Trong tín ngưỡng người Việt, mỗi mảnh đất sẽ được cai quản bởi một vị thần linh, hay còn được gọi là Thổ Công (Thổ Địa). Theo đó, tổ chức lễ cúng đất đai chính là một nghi thức quan trọng mà người Việt thường làm để xin phép Thổ Công mỗi khi cần động chạm đến đất đai như xây nhà, sửa nhà, làm móng, đào giếng… Ngoài ra, vào dịp cuối năm và đầu năm, người ta cũng thường làm lễ cúng đất đai như một cách để cảm tạ thần linh, đất trời đã bảo hộ và phù trợ cho mình có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người ta thường cúng đất vào những dịp quan trọng hoặc trước khi làm những việc động chạm đến đất đai Bên cạnh đó, cúng đất đai còn được dân gian gọi là lễ cúng Thổ Công, Thổ Địa. Ý nghĩa của lễ cúng đất đai Thổ Công (Thổ Địa) là vị Thần trông coi cho một mảnh đất, bảo hộ cho mảnh đất đó tránh tà ma và những thế lực xấu xa. Vì lẽ đó mà người ta rất biết ơn và coi trọng vị Thần này, khi có việc cần phải làm trên mảnh đất đó, người ta thường sẽ cúng như một hình thức xin phép và cầu mong quá trình diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Như vậy, lễ cúng đất đai mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là cách để gia chủ bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn đối với thần linh. Thông qua đó, gia chủ xin phép thần Thổ Công cho mình sử dụng mảnh đất mà Ngài đang cai quản. Điều này đồng thời cũng là sự mong cầu thần linh có thể phù trợ, ngăn cản sự quấy phá của các thế lực mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Như thế, quá trình làm việc sẽ trở nên suôn sẻ, thuận lợi và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, vào dịp cuối năm và đầu năm, mỗi gia đình đều sẽ làm lễ cúng đất (tạ đất) như một cách bày tỏ sự cảm kích, tri ân và cảm tạ chư vị Thổ Thần đã phù hộ độ trì cho gia đình trong suốt một năm, đồng thời mong cầu sẽ được thần linh bảo vệ cho gia đình cùng mảnh đất tránh khỏi những tà khí, điềm xui rủi trong năm tiếp theo. Chuẩn bị mâm cúng đất đai Trước khi tiến hành nghi lễ cúng đất và đọc bài khấn cúng đất đai, quý gia chủ cần phải chuẩn bị mâm cúng đất với những lễ vật cần thiết để bày tỏ lòng thành và được thần linh chứng giám. Một mâm cúng đất sẽ gồm có 3 bàn, đó là bàn thượng, bàn trung và bạn hạ lễ. Mỗi bàn sẽ bao gồm rượu trắng, trầu cau và một số lễ vật riêng biệt, chi tiết như sau: Mâm cúng đất đai gồm 3 bàn, bàn thượng, bàn trung và bàn hạ Bàn thượng Bàn thượng sẽ được đặt ở vị trí đầu tiên, bên trên bàn thượng sẽ có: 1 bộ Thổ Thần 1 nải chuối 1 con gà luộc 1 đĩa xôi 5, 6 chén chè Lưu ý: Với gà luộc, bạn nên chọn gà trống tơ khỏe mạnh, mào lớn, chân vàng đều đặn, tránh chọn các con gãy cựa, gãy móng… sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia chủ. Bàn trung Bàn trung sẽ được đặt ở giữa với các lễ vật sau: 5 bộ áo ngũ phương 2 bộ áo Bà Thịt lợn, trứng gà trắng luộc Hoa tươi Một số món mặn như tôm, cá… Bàn hạ Bàn hạ được đặt cuối cùng với những lễ vật sau: Áo binh đủ màu (số lượng là số lẻ) Hạt nổ Đĩa gạo, muối hạt, sắn, ngô, khoai Cháo trắng Hoa tươi, trái cây 1 mâm cơm với 6 bát cơm trắng kèm đũa 2 bát nấu, 1 đĩa xào, 1 đĩa luộc Vàng mã Ngoài các lễ vật trên, gia chủ cần phải chuẩn bị đủ vàng mã để cúng Thổ Công, gồm: 1 bộ ngũ phương 5 ông ngựa (khác màu) 5 bộ mũ áo, cờ kiếm 1 bộ thần linh 10 lễ tiền vàng 1 ông ngựa màu đỏ kèm mũ, áo, tiền vàng và cờ kiếm 1 cây vàng hoa đỏ 1 cây vàng ngũ phương 1 đĩa đựng 50 lễ vàng để lễ gia tiên Gia chủ có thể tùy theo phong tục vùng miền và điều kiện kinh...
09/05/2023
Đọc thêm »MÂM QUẢ CƯỚI VÀ Ý NGHĨA LỄ VẬT Theo phong tục truyền thống của người Việt, cưới hỏi là một trong những sự kiện trọng đại của mỗi gia đình. Do đó mâm quả cưới luôn được chú trọng đặc biệt. Rất nhiều người khi chuẩn bị đồ lễ thường lúng túng, không biết mâm quả cưới gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có sự chuẩn bị trọn vẹn nhất trong ngày cưới của bạn nhé. Nội dung bài viết: 1. Mâm quả ngày cưới ở miền Bắc gồm những gì? 2. Mâm quả ngày cưới ở miền Nam gồm những gì? 3. Cách trang trí mâm quả cưới 3.1. Mâm trầu cau - trăm năm hạnh phúc 3.2. Trà, rượu và nến - thể hiện sự tôn kính với tổ tiên 3.3. Bánh phu thê - vợ chồng đồng thuận, gắn kết yêu thương nhau 3.4. Xôi gấc đỏ son sắt bền chặt 3.5. Hoa quả - mong muốn hôn nhân ngọt ngào "cầu đủ xài" 3.6. Heo quay 4. Ý nghĩa các lễ vật trên mâm quả đám cưới 5. Tuần tự trao mâm quả trong ngày cưới 1. Mâm quả ngày cưới ở miền Bắc gồm những gì? Mỗi địa phương có những tục lệ truyền thống riêng, nét văn hóa riêng. Nên cách chuẩn bị mâm quả cưới hỏi cũng có thể có đôi chút khác nhau. Ở bắc thường quan tâm đến yếu tố phong thủy, tâm linh nên số mâm quả trái cây thường là lẻ. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình, có thể chuẩn bị 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 11 tráp, hoặc có thể là 13 tráp tùy theo điều kiện. Mâm quả cưới - lễ vật quan trọng cho lễ cưới Số lễ vật được bày trong mỗi mâm tráp thường được lấy số chẵn, với mong muốn có sự trọn vẹn, vuông đầy. Các lễ vật trong bộ mâm quả cưới bao gồm: quả trầu cau, bánh cốm bánh đậu xanh tùy theo địa phương, gói chè uống, con lợn quay hoặc con gà luộc tùy theo điều kiện từng gia đình, xôi nấu với gấc đỏ, mứt làm bằng hạt sen, rượu, thuốc lá, các loại quả. 2. Mâm quả ngày cưới ở miền Nam gồm những gì? Ở miền nam có phong tục khác so với miền bắc, nên cách làm mâm quả cưới cũng có những khác biệt. Họ không chọn số mâm tráp là con số lẻ mà chọn con số chẵn. Thường là con số 8, bởi theo quan niệm số 8 là số phong thủy. Theo nghĩa Hán Việt thì 8 có nghĩa là bát, khi đọc lái đi sẽ trở thành phát, phát trong phát tài, phát lộc. Các lễ vật truyền thống bao gồm: quả trầu cau, chè uống, rượu, bánh cốm, bánh xu xê, các loại trái cây, bánh kem, xôi nấu với gấc đỏ, quần áo, áo dài, vòng vàng, nhẫn. 3. Cách trang trí mâm quả cưới Trước khi diễn ra lễ ăn hỏi, 2 bên nên thống nhất với nhau để nhà trai chuẩn bị trang trí mâm quả cưới đẹpđược chu đáo hơn, lễ ăn hỏi cũng suôn sẻ hơn. Cách trang trí như sau: 3.1 Mâm trầu cau - trăm năm hạnh phúc Mâm quả cưới đẹp Dân gian thường truyền miệng câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Quả đúng như vậy, mỗi câu chuyện khi bắt đầu phải có miếng trầu mới đúng lễ nghĩa. Chính vì vậy tại mỗi mâm quả cưới hỏikhông thể thiếu miếng trầu, quả cau. Số quả cau thường xuất hiện là số lẻ, con số thường dùng nhất là 105, vì 105 là tượng trưng cho sự sinh sôi và nảy nở. Đôi lứa nên duyên sẽ mãi hạnh phúc bền lâu. Khi kết hay đặt mâm quả cưới sẽ đan xen 2 lá trầu với 1 quả cau, tổng cộng sẽ là 210 lá trầu. 3.2 Trà, rượu và nến - thể hiện sự tôn kính với tổ tiên Mâm quả cưới hỏi sẽ có trà rượu và nến là những lễ vật thể hiện sự cung kính đối, lòng biết ơn đối với ông bà tiên tổ trong ngày cưới. Có thể nói trà rượu là lời mời của bốn họ đối với tổ tiên, mong ông bà sẽ chứng giám cho hạnh phúc lứa đôi của con trẻ. Vị hương nồng cay của rượu có ý nghĩa là sự nồng nàn, ấm áp. Đôi trẻ bên nhau sẽ luôn có những khoảnh khắc như vậy. Trong cách sắp xếp mâm quả cưới ở miền nam thường có nến. Nến thắp trên bàn thờ gia tiên lung linh là minh chứng cho bạn trẻ đã thành đôi vợ chồng. 3.3 Bánh phu thê - vợ chồng đồng thuận, gắn kết yêu thương nhau Bánh phu thê là một trong 6 mâm quả cướiquan trọng không thể thiếu cho bất kỳ đám hỏi nào. Ở một số nơi người ta yêu cầu còn dùng bánh cốm. Theo quan niệm...
06/05/2023
Đọc thêm »BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG CÔ HỒN Cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh cũng khá phổ biến ở Việt Nam, thực hiện các nghi thức cúng tế cho các cô hồn, và thường được cúng vào tháng Bảy âm lịch hàng năm. Ở bài viết này, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ giới thiệu đến các bạn rõ hơn về những lưu ý khi cúng cô hồn tháng 7 hoặc hàng tháng Nội dung bài viết: 1. Cúng cô hồn vào ngày, giờ nào? 2. Vì sao lại có lễ cúng cô hồn tháng 7? 3. Chuẩn bị mâm cỗ cúng cô hồn cần những gì? 4. Bài cúng cô hồn theo văn khấn cổ truyền của Việt Nam 5. Những lưu ý khi cúng cô hồn 5.1. Những điều cấm kỵ 5.2. Những điều nên làm 6. Đồ Cúng Tâm Linh – nơi cung cấp mâm cúng cô hồn chất lượng Cúng cô hồn cũng là phong tục của người Việt Nam 1. Cúng cô hồn vào ngày, giờ nào? Cách cúng cô hồn rằm tháng 7 sao cho hợp lý là điều không phải ai cũng biết. Vào ngày rằm không phải cứ chuẩn bị mâm cao cỗ đầy mà còn ở thái độ, lương tâm cũng như sự thành tâm của mỗi người. Trong ngày này các gia đình nên đi chùa để làm lễ, cầu siêu cũng như tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà và tổ tiên. Sau đó về nhà làm mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ phật và bàn thờ của người thân đã mất. Nhiều người thường không biết cúng vào lúc nào cho hợp lý. Mâm cơm lễ cúng cho cô hồn chưa siêu thoát bạn nên thực hiện vào buổi chiều tối. Bạn có thể tham khảo các bài viết của chúng tôi để biết cách cúng cô hồn tháng 7đúng cách nhé! Ở Việt Nam, việc lễ cúng cô hồn không chỉ kéo dài suốt trong một tháng 7 âm lịch. Mà những nhà kinh doanh, sản xuất, buôn bán còn cúng cô hồn mùng 2 16 âm lịch tại miền Nam. Còn miền Bắc, miền Trung cúng cô hồn vào ngày mùng 1, ngày 15 hàng tháng. Các bài cúng cô hồn thì thường cúng theo phong túc truyền thống, như vậy tức là không có sự khác biệt nhiều giữa các vùng miền khi chọn bài văn cúng cô hồn trong ngày này. Cúng cô hồn ngày 16 có thể được cúng vào hàng tháng 2. Vì sao lại có lễ cúng cô hồn tháng 7? Ở Trung Quốc thì từ mùng 2/7 âm lịch là ngày xá tội vong nhân, Diêm Vương sẽ cho mở cửa Quỷ môn quan để cho các quỷ đói trở lại được trần gian đến ngày 15/7 âm lịch nên tháng cô hồn cũng bắt đầu từ đó mà đi. Do đó, theo tục lệ dân gian thì mọi người phải cúng gạo, muối, cháo để quỷ đói không còn quấy nhiễu cuộc sống sinh hoạt thường ngày và ngày 14/7 âm lịch hàng năm chính là ngày mà người dân trung Quốc cúng cô hồn. Còn ở Việt Nam, tín ngưỡng tâm linh cúng cô hồn đã được truyền từ đời này đến đời khác và phong tục ấy vẫn còn lưu giữ tới bây giờ. Người xưa cho rằng, con người gồm phần xác và phần hồn. Khi con người mất đi chỉ mất phần xác còn phần hồn vẫn luôn tồn tại và có người được đầu thai, có người lại bị giữ lại và được đẩy xuống địa ngục để làm quỷ đói, ma đói quấy nhiễu trần gian. Do đó, cứ vào tháng 7 âm lịch hàng năm thì người Việt lại cúng cô hồn và việc cúng này kéo dài từ ngày mùng 1 đến 30/7 âm lịch tùy vào từng vùng và từng gia đình mà không ấn định riêng 1 ngày nào. Bên cạnh đó, theo quan niệm, tháng 7 là tháng của ma quỷ, tháng xui xẻo nên các bạn cần lưu ý những việc trọng đại trong gia đình đều tránh tổ chức, diễn ra vào tháng 7 âm lịch. Thông thường mọi người sẽ có một mâm cúng những đồ cúng cô hồn tháng 7 thường trong nhà và một mâm cúng ngoài đường hoặc ngoài sân nhà cho các vong hồn. Thường thì cúng cô hồn diễn ra vào tháng 7 3. Chuẩn bị mâm cỗ cúng cô hồn cần những gì? Sau khi biết được chính xác ngày cúng cô hồn thì người chủ sẽ tiến hành lựa chọn các lễ vật để dâng cúng. Tuy nhiên, tuỳ vào từng vùng miền, tùng tập tục, phong tục tập quán mà sẽ có những cách chuẩn bị lễ vật khác nhau từ đó có thể có những cách thực hiện lễ cúng cô hồn không giống nhau giữa các nhà, nhưng bài cúng cô hồn thì vẫn như nhau. 4. Bài cúng...
06/05/2023
Đọc thêm »Ý Nghĩa Mâm Cúng Dời Văn Phòng Việt Nam là đất nước mà con người luôn coi trọng phong thủy, chính vì vậy khi làm lễ cúng các gia đình hoặc người đứng đầu của các đơn vị luôn xem thời gian ngày lành tháng tốt để thực hiện. Ngoài xem ngày, giờ mỗi gia chủ, người đứng đầu sẽ chuẩn bị một lễ vật để thể hiện lòng thành của mình. Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn các thủ tục cúng chuyển văn phòng - một trong các hình thức cúng rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nội dung bài viết 1. Tại sao cần cúng nhập trạch chuyển văn phòng 2. Cúng chuyển văn phòng cần chuẩn bị những gì? 2.1. Tìm ngày tốt chuyển văn phòng 2.2. Chuẩn bị đồ lễ cúng chuyển văn phòng 2.3. Thủ tục cúng chuyển văn phòng mới 2.4. Bài văn khấn cúng nhập trạch chuyển văn phòng mới 3. Những lưu ý khi cúng chuyển văn phòng mới 1. Tại sao cần cúng nhập trạch chuyển văn phòng Với mong muốn công việc làm ăn, buôn bán, kinh doanh thuận lợi, suôn sẻ, các gia chủ, giám đốc hay người đứng đầu của một công ty, doanh nghiệp rất quan tâm việc cúng khi chuyển văn phòng. Thêm nữa với quan niệm mỗi nơi đều có các thần linh đại diện cho vị trí đất đó là Thần Tài và Thổ Địa nếu việc di chuyển tới vị trí mới không thông qua hai vị thần này rất có thể sẽ bị quấy phá hoặc không được phù hộ dẫn tới các hoạt động gặp phiền hà, rắc rối. Cúng chuyển văn phòng mới 2. Cúng chuyển văn phòng cần chuẩn bị những gì? Tùy theo quan niệm, phong tục của mỗi nơi và cũng tùy theo kinh tế mà mỗi nơi sẽ có cách cúng chuyển văn phòng khác nhau. Tuy nhiên dù làm theo phong tục ở địa phương nào cũng phải thực hiện đầy đủ các bước sau: 2.1. Tìm ngày tốt chuyển văn phòng Việc chọn được ngày tốt là việc đầu tiên và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chuyển văn phòng, chọn ngày tốt thông thường sẽ được chọn là ngày hoàng đạo (ngày trời đất giao hòa, muôn việc đều thuận), ngoài việc chọn ngày hoàng đạo cũng nên dựa vào tuổi của người lãnh đạo để chọn ngày phù hợp, nếu ngày hoàng đạo không phù hợp với lãnh đạo thường cũng không được xem là ngày tốt. 2.2. Chuẩn bị đồ lễ cúng chuyển văn phòng Lễ cúng được xem là một trong những thủ tục không thể thiếu trong ngày cúng chuyển văn phòng. Lễ chuẩn bị cần có những thành phần sau: Đồ mặn: với những đơn vị bình thường đồ mặn cần thường là một đĩa xôi ( xôi gấc hoặc xôi đỗ) và một miếng thịt heo luộc, nếu muốn chu đáo và có điều kiện hơn có thể thay thế thịt heo bằng một con gà trống luộc hoặc là một con heo quay. Ở khu vực miền Trung mà miền Nam trong lễ cúng chuyển văn phòng đồ lễ mặn còn có thêm tôm, trứng luộc, bánh chưng...tất cả được xếp lên đĩa và được trang trí đẹp mắt. Một đĩa trái cây: thường khi mua đồ cúng trái cây sẽ chọn 5 loại quả, trái cây sẽ là những loại quả tươi ngon, không dập úng, có màu sắc bắt mắt. Hoa tươi: Loại hoa được chuẩn bị thường là cúc vạn thọ, ngoài ra tùy theo sở thích có thể chọn các loại hoa khác như hoa ly, hoa hồng, hoa đồng tiền... Cau 5 quả, 5 lá trầu, hương, vàng mã, đèn cầy, rượu, nước trắng, nước trà Ngoài ra chuẩn bị thêm bánh kẹo, thuốc lá, cháo trắng, nổ, bỏng, nước ngọt… Cúng chuyển văn phòng để cầu mong những điều tốt đẹp 2.3 Thủ tục cúng chuyển văn phòng mới Ở văn phòng cũ: Tại văn phòng cũ đang có bàn thờ các thần linh làm một lễ đơn giản gồm: hoa tươi, nước sạch, rượu, 3 quả cau, 3 lá trầu, vàng mã. Người đại diện xưng tên, thắp hương sau đó khấn xin dọn về địa điểm mới với thổ địa và thần tài. Sau đó chờ tàn 2/3 hương vừa thắp thì có thể hóa vàng. Trong trường hợp muốn chuyển luôn cả bát hương và bàn thờ thần tài thổ địa đi thì cần kỹ càng hơn ở khâu này. Ở văn phòng mới: Tại văn phòng mới cần làm theo các bước sau: Nếu bàn thờ, bát hương bài vị không phải chuyển từ văn phòng cũ về cần sắp xếp bài vụ, bát hương, tượng hai ông thần tài, thổ địa trước sau đó bày các lễ vật đã được chuẩn bị. Tiếp theo là tới việc cúng xin phép các thần linh (xin tài lộc), thổ địa ở địa điểm văn phòng mới...
04/05/2023
Đọc thêm »Ý Nghĩa Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ Cúng Tết Đoan Ngọ (còn gọi là Tết diệt sâu bọ) ở Việt Nam là một trong những phong tục có từ lâu đời, vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, tùy mỗi địa phương mà người dân sẽ ăn Tết theo những cách thức và sử dụng các loại thực phẩm khác nhau. Vậy thủ tục cúng Tết Đoan Ngọ ra sao và cần chuẩn bị những đồ lễ gì trong ngày lễ Tết đoan ngọ? Nội dung bài viết: 1. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Đoan Ngọ 2. Những điều nên làm trong ngày tết Đoan Ngọ 3. Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? 4. Các loại bánh cúng Tết Đoan Ngọ đúng phong tục Việt Nam xưa 5. Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những loại trái cây gì? 6. Nên cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào? 7. Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam 1. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Đoan Ngọ Theo những lời truyền tụng từ dân gian ngày 5 tháng 5 được gọi là ngày cúng Tết Đoan Ngọ vì “ đoan” có nghĩa là ở giữa, là thẳng vì vậy có nơi còn gọi ngày 5 tháng 5 là ngày Tết đoan ngũ. Đặc biệt, ở các vùng quê nông thôn Việt Nam ngày 5 tháng 5 có tên gọi thân thuộc hơn là ngày “ giết sâu bọ” lý do lý giải cho tên gọi này đó là do thời tiết ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng tháng 5 âm lịch là thời điểm khí hậu nóng, côn trùng, sâu bọ sinh sôi nảy nở nhiều làm hại tới mùa màng cũng như làm ảnh hưởng tới việc trồng trọt, làm hoa màu của người dân. Vì vậy, người nông dân trước đây quan niệm rằng khi làm lễ cúng vào ngày này thì trời đất sẽ phù hộ cho con người không bị sâu bọ phá hoại mùa màng, hoa màu nữa. Cúng Tết Đoan Ngọ - một phong tục truyền thống của Việt Nam 2. Những điều nên làm trong ngày tết Đoan Ngọ Tắm bằng thảo mộc: Để xua đi tà khí trong cơ thể con người, người xưa tương truyền rằng nếu và ngày tết Đoan Ngọ con người tắm bằng các loại thảo mộc thì tà khí sẽ được xua tan mang lại tinh thần thoải mái cho con người. Hái lá thuốc: Vào 12h trưa ngày 5 tháng 5 hàng năm các bà các mẹ thường đi hái các loại lá cây quen thuộc thường để làm thuốc như lá ngải cứu, kinh giới, tía tô, xả, bưởi, cam thảo. Lá thuốc sau khi hái sẽ được phơi khô hãm nước uống dần. Phóng sinh: Để tu nhân tích đức cho gia đình và người thân người ta cũng thường phóng sinh vào ngày tết Đoan Ngọ. Ngoài ra, phóng sinh cũng là phương pháp loại bỏ những chuyện đau buồn một cách hiệu quả nhất. Bạn có thể đi lễ chùa cầu phật, cùng người thân của mình đi làm từ thiện...Những việc làm ý nghĩa ấy sẽ giúp bạn có một cái tâm trong sạch, thanh tịnh. Quét dọn phòng vệ sinh: Phòng vệ sinh thường là nơi "trú ngụ" của rất nhiều vi khuẩn, côn trùng gây hại. Vì thế dọn dẹp phòng vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe một các tốt nhất, phòng tránh được những căn bệnh gây hại. 3. Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? Mâm cỗ cúng Đoan Ngọ chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam có các lễ vật sau: Xôi lạc và thịt vịt Hương, hoa tươi, vàng mã, nước, rượu nếp Các loại quả theo mùa như mận, vải, hồng xiêm, dưa hấu… Các loại bánh như bánh tro,chè trôi nước; cơm rượu nếp; bánh bá trạng... Mâm cỗ cúng Đoan Ngọ đầy đủ 4. Các loại bánh cúng Tết Đoan Ngọ đúng phong tục Việt Nam xưa Bánh tro Bánh tro và nhiều nơi trong khu vực miền nam gọi là bánh ú, một loại bánh dân giã được làm từ gạo nếp ngâm với nước tro và gói trong lá chuối, lá dong. Bánh tro dễ ăn, thanh mát và bên trong có nhân mặn (thịt kho) hoặc nhân ngọt (đậu xanh với đường/mật) cũng có nơi gói bánh không có nhân và khi ăn có thể chấm kèm với mật mía. Chè trôi nước Với người miền Bắc, đặc biệt món chè trôi nước chỉ được dùng để cúng trong ngày tết Hàn thực thì món chè được làm từ gạo nếp, với nhân đường hoặc nhân đậu xanh này là được người dân miền Nam cúng Tết Đoan Ngọ. Chè trôi nước thường được nấu với mật mía hoặc với đường phèn thêm một chút gừng tươi nên theo quan niệm dân gian vị ngọt của mật quyện...
04/05/2023
Đọc thêm »Ý Nghĩa Mâm Cúng Khai Trương Cúng khai trương cũng chính là một trong những phong tục của người Việt Nam để mong muốn làm ăn của mình thuận lợi, suôn sẻ và gặp nhiều may mắn. Cụ thể hơn, ở bài viết này, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ mang đến cho các bạn thêm các thông tin về cách cúng khai trương đúng chuẩn nhất và những gì cần chuẩn bị. Nội dung bài viết 1. Chuẩn bị gì trước khi cúng khai trương? 1.1. Chọn ngày giờ tốt 1.2. Chuẩn bị lễ vật cúng khai trương 2. Cúng khai trương ở trong nhà hay ngoài sân là chính xác? 3. Những lưu ý khi làm lễ cúng khai trương 4. Hướng dẫn cúng khai trương đầu năm đúng phong thuỷ 5. Bài cúng khai trương Cúng khai trương để mong những điều may mắn 1. Chuẩn bị gì trước khi cúng khai trương? 1.1. Chọn ngày giờ tốt Trong các ngày thì luôn có ngày tốt và ngày xấu. Việc chọn ngày tốt xấu cho từng loại tính chất công việc sẽ khác nhau. Theo các chuyên gia phong thuỷ, để xem ngày đẹp nói chung và ngày tốt cúng khai trương nói riêng dựa theo những nguyên tắc sau: Loại bỏ các ngày xấu: bách kỵ, ngày hắc đạo, kỵ với tuổi của chủ sự, các ngày có trực xấu, sao xấu cho công việc. Chọn các ngày tốt là ngày: hoàng đạo, trực tốt và hợp với tuổi của chủ sự và nếu có thêm sao tốt thì càng may mắn hơn. Từ những lưu ý trên có thể thấy rằng việc coi ngày làm lễ ngày khai trương cửa hàng hay chọn ngày mở cửa khai trương theo tháng trong năm hợp tuổi là vô cùng quan trọng và cần thiết. 1.2. Chuẩn bị lễ vật cúng khai trương Thông thường, chuẩn bị mâm lễ cúng khai trương sẽ xuất hiện nhiều trong những ngày đầu năm mới của Tết Nguyên đán. Khi đó, những người kinh doanh sẽ quyết định chọn một ngày để thực hiện nghi lễ khai trương đầu năm, bắt đầu một chu kỳ thời gian sẽ xoá bỏ những điều không may mắn của năm cũ và bắt đầu một năm mới làm ăn thuận buồm xuôi gió. Do đó trái cây cúng khai trương là một lễ vật gần gũi, quen thuộc và mọi người thường gọi là mâm ngũ quả. Vậy mâm trái cây cúng khai trương gồm những loại nào? Lễ vật cúng khai trương Bạn cần phải chuẩn bị mâm ngũ quả là loại mâm những lễ vật thường có 5 loại quả khác nhau (theo Trung Quốc ngũ là 5). Đối với người Việt Nam, số 5 thể hiện ước muốn đạt ngũ phúc lâm môn, cụ thể là Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh. Còn theo phong thủy truyền thống, 5 loại quả này sẽ có 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho nguồn của cải 5 phương mà con cháu muốn dâng lên để kính dâng tổ tiên cũng như các vị thần linh. Mâm ngũ quả thường được bày theo phong thủy và đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà trong những dịp lễ Tết hay ngày cưới, ngày khai trương của công ty, nhà hàng… với ý nghĩa là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn mà ông cha ta đã dạy từ xa xưa hoặc biểu tượng cho thành quả sung túc, đủ đầy của một năm làm việc vất vả… Ngoài mâm ngũ quả thì bạn cần phải chuẩn bị những lễ vật cúng khai trương phải có sau đây: Một bình hoa: Có thể là hoa cúc, hoa đồng tiền,…; Đèn cầy; Gạo tẻ, muối trắng; Trà khô, rượu trắng; Nước lọc; Trầu cau, tiền vàng, nhang thơm; Xôi: Có thể là xôi đậu, xôi gấc; Bánh kẹo, cháo trắng; Gà trống luộc, heo quay; Bánh bao; Bộ Tam Sên cúng khai trương; 2. Cúng khai trương ở trong nhà hay ngoài sân là chính xác? Nhiều người vẫn thường lo lắng khi không biết cúng lễ khai trương trong nhà hay ngoài sân để thuận lợi hơn. Thông thường, các bàn cúng trong dịp như vậy sẽ được làm ở ngoài sân hoặc ở vị trí quan trọng - trước cửa của công ty hay cửa hàng, nhà hàng… Như vậy, mới có thể thông báo hoặc trình diện được đến các vị Thổ thần cũng như nhiều vị thần linh khác lân cận trong khu vực. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề thực sự quan trọng lắm nên không cần quan tâm nhiều, mà bạn chỉ cần chuẩn bị thật chu đáo, kỹ lưỡng mâm cúng đặc biệt là trái cây cúng khai trương cửa hàng. Bởi, nhiều người tin rằng “đầu xuôi đuôi lọt”, nếu lễ cúng quan trọng này diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp thì công việc làm ăn cũng như giao dịch kinh doanh của bạn sẽ cực kỳ xuôi chèo, mát mái. 3....
04/05/2023
Đọc thêm »Ý Nghĩa Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Trong một năm, người Việt Nam có rất nhiều ngày lễ, kể cả ngày lễ dương lịch và âm lịch. Bên cạnh các ngày lễ trọng đại lớn của đất nước như tết nguyên đán, giỗ tổ Hùng Vương, 2/9, 30/4, 1/5, 20/11, 20/10,… thì ngày giỗ tổ nghề cũng rất quan trọng, đó là ngày những người làm việc trong các ngành nghề đặc thù tưởng nhớ, tôn vinh những người đã có công sáng lập và phát triển ra những ngành nghề để người đời sau có được kinh nghiệm và việc làm ổn định. Sau đây là một số hướng dẫn cúng giỗ tổ nghề ở Việt Nam. Nội dung bài viết 1. Cúng tổ nghề Việt Nam 1.1 Ý nghĩa cúng giỗ tổ nghề 1.2 Cách lập bàn thờ tổ nghề 2. Các ngày cúng giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam 2.1. Giỗ tổ ngành may 2.2. Giỗ tổ ngành xây dựng 2.3. Cúng giỗ tổ nghề sân khấu 2.4. Giỗ tổ ngành tóc 2.5. Cúng giỗ tổ ngành buôn bán 2.6. Cúng giỗ tổ ngành mộc 2.7. Ngày giỗ tổ nghề thêu 3. Văn khấn cúng giỗ tổ nghề Hướng dẫn cúng giỗ tổ nghề Việt Nam 1. Cúng tổ nghề Việt Nam 1.1. Ý nghĩa cúng giỗ tổ nghề Cúng tổ nghề có ý nghĩa rất quan trọng, mỗi người làm trong mỗi ngành nghề đó luôn phải nhớ ngày ý nghĩa đó, soạn mâm cúng trang nghiêm để tưởng nhớ: - Cúng giỗ tổ nghề không chỉ tưởng nhớ người sáng lập ra nghề đó mà còn thể hiện sự biết ơn công lao người đã gìn giữ và phát triển ra ngành nghề, giúp nghề nghiệp ngày càng đi lên, càng phổ biến trong xã hội và đem lại thu nhập cao hơn. - Bên cạnh thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ những người đã có công sáng lập và phát triển ngành nghề, cúng giỗ tổ nghề còn là cách để những người làm trong ngành xin các Tổ sư phù hộ, dõi theo để công việc làm ăn luôn may mắn, suôn sẻ, tránh được các rủi ro. 1.2 Cách lập bàn thờ tổ nghề Bàn thờ tổ nghề mỗi địa phương sẽ có một cách lập khác nhau. Có nơi người ta lập bàn thờ tổ nghề chung với nhau có ở làng nghề hay phường nghề. Ngoài ra, có người lại thích lập ngay bàn thờ tổ nghề ngay tại nhà mình và cúng hàng ngày, rằm hàng tháng và lễ tết nguyên đán. Bàn thờ tổ nghề được lập phổ biến nhất là lập thành miếu, đền cho chung cả làng nghề và phường nghề. 2. Các ngày cúng giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam 2.1. Giỗ tổ ngành may Bà tổ nghề may chính là bà Nguyễn Thị Sen, bà chính là một tứ phi của vua Đinh Tiên Hoàng. Ngày giỗ tổ ngành may là ngày 12/12 (âm lịch) hàng năm, đây cũng là ngày mất của Tổ sư Nguyễn Thị Sen Ngày giỗ tổ ngành may là ngày 12/12 (âm lịch) hàng năm, đây cũng là ngày mất của Tổ sư Nguyễn Thị Sen 2.2. Giỗ tổ ngành xây dựng Qua tìm hiểu thì hiện vẫn chưa rõ Tổ sư ngành xây dựng là ai, nhưng hàng năm, cứ đến ngày 20/12 âm lịch thì mọi người làm trong ngành xây dựng đều lập mâm cỗ, dọn dẹp bàn thờ tổ để cúng tưởng nhớ những người có công sáng lập ngành xây dựng. Ngành xây dựng không chỉ giới hạn vào những người làm việc tại các công ty chuyên nghiệp mà còn là những người thợ hồ, thợ nề bình thường. Ngoài ngày 20/12 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ nghề xây dựng, những người làm trong ngành này còn có một lễ cúng đơn giản khác vào ngày 13/6 âm lịch tại nơi làm việc của họ hoặc nơi đang thi công công trình. 2.3. Cúng giỗ tổ nghề sân khấu Nghề sân khấu là một nghề đem lại thu nhập khá cao hiện nay nếu chịu khó gắn bó và nhiều bạn trẻ hiện đang thực hiện ước mơ để bước lên sân khấu. Cúng giỗ tổ nghề sân khấu Ngày 12/8 âm lịch chính là ngày giỗ tổ nghề sân khấu, vì ngành sân khấu có rất nhiều nhiều lĩnh vực khác nhau nên lại có nhiều Ông tổ, bà tổ khác nhau: Nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn. Nghề sân khấu chèo: Phạm Thị Trân. Nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú. Nghề hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh. Nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương. Nghề kịch nói: Vũ Đình Long,… Gần đây, nổi tiếng nhất là nhà thờ tổ nghề sân khấu do nghệ sĩ Hoài Linh tự mình lập nên, nhà thờ khang trang, rộng rãi tọa lạc ở quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, hằng năm cứ đến ngày 12/8 âm lịch là các...
04/05/2023
Đọc thêm »Ý Nghĩa Mâm Cúng Giao Thừa Giao thừa là thời khắc đáng nhớ nhất chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lúc này đây, mọi gia đình đều chuẩn bị những mâm cỗ cúng để cầu sự bình an, may mắn, thịnh vượng cũng như xua đi những điều khó khăn, nỗi buồn của năm vừa qua. Trong dịp này, bài cúng giao thừa được xem như là cách tỏ lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên, các vị thần. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về phong tục truyền thống này nhé! Nội dung bài viết: 1. Cách cúng giao thừa theo phong tục truyền thống Việt Nam 2. Mâm cúng giao thừa gồm những gì? 3. Bài cúng giao thừa 2020 4. Văn cúng tất niên đúng chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam 5. Lưu ý đặc biệt khi làm cúng giao thừa Cúng giao thừa là một trong những nghi lễ quan trọng của người Việt Nam 1. Cách cúng giao thừa theo phong tục truyền thống Việt Nam Theo quan niệm dân gian, Lễ cúng Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch sẽ được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới. Thường là vào khoảng giờ Tý từ 23 giờ ngày 30 Tết đến 1 giờ mồng 1 Tết. Phong tục này sẽ như một lời cầu mong năm mới khỏe mạnh, vạn sự may mắn tốt lành. Đây là một lễ cúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các gia đình. Nó sẽ xua đi những điều xấu của năm cũ để đón nhận những điều mới mẻ, tốt đẹp cho năm tới. 2. Mâm cúng giao thừa gồm những gì? Mâm cúng giao thừa được phân biệt rõ ràng trong nhà và ngoài trời. Đồng thời bài cúng giao thừa 2020 cũng sẽ có sự khác nhau dựa theo địa điểm mâm cúng. Một mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất các lễ vật sau đây: Cúng giao thừa ngoài trời: Sớ cúng Gà trống tơ luộc Bánh chưng Xôi gấc và giò Chè, thuốc, rượu bia Đèn nến, hương hoa Tiền vàng và 1 mũ chuồn Cúng giao thừa trong nhà (mâm cỗ mặn) Bánh chưng Giò Chả Xôi gấc (xôi các loại) Thịt gà Rượu (bia, thức uống khác) Cúng giao thừa trong nhà (mâm cỗ ngọt) Bánh kẹo Mứt tết Hoa Đèn (nến) Hương 3. Bài cúng giao thừa 2021 Sau khi chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, các gia đình cần có cho mình bài văn khấn để cúng giao thừa, chào đón các quan hành khiển của năm mới. Sau đây là nội dung cụ thể dành cho bạn đọc tham khảo. Cúng giao thừa ngoài trời 3.1. Bài cúng giao thừa ngoài trời "Nam mô A di đà Phật Nam mô A di đà Phật Nam mô A di đà Phật Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế m cứu nạn cứu khổ chúng sinh Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: Cự Tào Phán quan. Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần. Nay là phút giao thừa năm Kỷ Hợi với năm Canh Tý, chúng con là: …………….., sinh năm: ………, hành canh: ……….. tuổi, cư ngụ tại số nhà: ………, ấp/khu phố: ……….., xã/phường: ……….., quận/huyện: …………………., tỉnh/thành phố: …………………… Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời,...
04/05/2023
Đọc thêm »Ý Nghĩa Mâm Cúng Đầy Tháng Nghi lễ cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng Mụ là một nghi thức đặc biệt quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của một đứa trẻ khi vừa chào đời được một tháng. Đây là một trong những nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người đồng thời nó là nét đẹp cần được trân trọng của dân tộc Việt ta. Có một số người tự đặt câu hỏi rằng không cúng đầy tháng có sao không? Ý nghĩa của việc cúng đầy tháng đó là thông báo cho báo cho gia đình, dòng họ về sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình. Bên cạnh đó, đầy tháng cho bé còn là nghi lễ để tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho các Bà Mụ, Đức Ông sẽ ban phước lành, may mắn cho đứa trẻ. Tuy vậy, việc xoay quanh lễ cúng này có rất nhiều thắc mắc khác nhau, bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn giải đáp các vấn đề thường gặp trong số đó. Nội dung bài viết 1. Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng 2. Vậy 12 bà Mụ (Mẹ sanh) bao gồm những ai? 3. Cách tính ngày cúng đầy tháng 4. Cách cúng đầy tháng cho bé trai 5. Cách cúng đầy tháng cho bé gái 6. Tục làm phép kết thúc thời gian ở cữ 1. Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, những đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên mà chính xác ở đây là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi bà sẽ nặn ra một bộ phận khác nhau cho đứa trẻ như là bà thì nặn ra mắt, bà thì dạy trẻ nói,… Vì vậy, khi đứa trẻ đã đủ một tháng tuổi thì bố mẹ phải có trách nhiệm bày lễ cúng để tạ ơn các Bà Mụ (cúng Mụ) đã mang đứa trẻ đến với gia đình và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ đó những điều tốt đẹp nhất trên cuộc đời của nó. Nghi thức làm đầy tháng cũng chính là để tạ ơn. 2. Vậy 12 bà Mụ (Mẹ sanh) bao gồm những ai? Nhiệm vụ của họ là nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai. Trong 12 bà Mụ, mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng. Cụ thể các bà có tên như sau: Trần Tứ Nương (coi việc sinh đẻ), Vạn Tứ Nương (coi việc thai nghén), Lâm Cửu Nương (coi việc thụ thai), Lưu Thất Nương (coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé), Lâm Nhất Nương (coi việc chăm sóc bào thai), Lý Đại Nương (coi việc chuyển dạ), Hứa Đại Nương (coi việc khai hoa nở chụy), Cao Tứ Nương (coi việc ở cữ), Tăng Ngũ Nương (coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh), Mã Ngũ Nương (coi việc ẵm bồng con trẻ), Trúc Ngũ Nương (coi việc giữ trẻ) và cuối cùng là Nguyễn Tam Nương (coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ). 3. Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé Nhiều bố mẹ muốn hỏi về ngày cúng đầy tháng cho bé thì tính ngày như thế nào? Theo truyền thống tập tục của người Việt chúng ta từ xưa đến nay thì ngày đầy tháng được tính tùy vào giới tính. Nếu là bé gái thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ được tổ chức trước 1 ngày. Nếu là bé trai thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ được tổ chức lùi 2 ngày. Ví dụ: Sinh ngày 16/8 âm lịch thì bé trai sẽ được cúng ngày 18/9, bé gái sẽ cúng vào ngày 15/9 âm lịch. Cúng đầy tháng được tính theo lịch âm. 4. Cách cúng đầy tháng cho bé trai Để cúng đầy tháng cho bé trai trước hết bạn phải chuẩn bị những đồ cho mâm cúng đầy tháng mà các bạn có thể tự nấu như xôi chè cúng đầy tháng, làm cơm hoặc đặt mua ở bên ngoài qua dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Các lễ đầy tháng cho con trai bao gồm (le vat cung day thang gom nhung gi): 12 chén chè đậu trắng bằng nhau cho bé trai và một tô chè lớn, 13 đĩa xôi, 1 con gà luộc hoặc 1 con vịt luộc, bộ tam sên (bao gồm thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hay cua luộc), mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang đèn, trà, rượu, 1 bộ đồ hình thế (dùng để ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ được đốt đi để giải hạn cho bé), 13 miếng trầu cánh phượng, 13 đôi hài, 13 bộ váy áo đẹp, 13 nén vàng. Cách nấu chè đậu trắng cúng...
04/05/2023
Đọc thêm »