Trả Nợ Tào Quan Như Thế Nào Đúng
Nhiều người biết đến việc trả nợ Tào Quan nhưng lại không hiểu được nguồn gốc của việc này là như thế nào... ... Hãy cùng dichvutamlinh.com tìm hiểu nhé!
Mỗi người sống trên dương thế thì tiền kiếp của người ta có không ít lỗi lầm, trong đó có việc đong đầy bán vơi, vì thế nợ ần tiền kiếp là không thể không có. Căn cứ theo Lục thập hoa giáp mà có các Ty Quan cai quản việc nợ nần này.
Thường thì khi làm ăn gặp vận xui, tình duyên lận đận, hoặc có điều kiện thì người ta làm lễ trả nợ Tào quan.
Theo Tam giáo – Lục độ thì trả nợ tào quan còn có tên là Khoa Tào Quan hoặc Điền Hoàn Thiên Khố, tức là trả nợ vào kho Trời.
Phần nợ chính để trả nợ thường là: Kinh Thọ Sinh và Tiền Thiên Khố.Thiếu những thứ này thì không thể làm lễ trả nợ được.
Lưu ý:
Người có nợ không thể tự trả nợ mà phải nhờ đến những hàng đã thọ thông tứ phủ như: Điện chủ thanh đồng. Pháp sư, hòa thượng. Hàng Bật sô trờ lên. Bời vì trong khi làm lễ phải dùng đế một số khế ấn mà người chưa được thụ giới không được phép làm.
Trả nợ tào quan là một nghi thức đơn giản nhưng không thể làm tùy tiện được.
Những người không đủ công đức mà tùy tiện làm sẽ bị báo ứng nhãn tiền, hậu quả là không thể lường.
Tào Quan nghĩa là Tiền ở nơi địa phủ, việc trả nợ Tào Quan là trả nợ tiền ở nơi địa phủ.
Nơi địa phủ có Ngân Hàng Địa Phủ, trả nợ Tào Quan chính là việc trả nợ Ngân Hàng Địa Phủ.
Ngân Hàng Địa Phủ có cả thảy 36 kho. Người có trách nhiệm cai quản Ngân Hàng Địa Phủ là Ngài ” Thượng Án Giám Sát Ngân Hàng Địa Phủ Tào Quan”.
Theo quy định của Thiên giới (Thiên Quy) những người sau khi mãn số quy tiên, thì vong linh sẽ thoát ra khỏi cơ thể đi vào cõi Tâm Linh là Thế Giới Vô Hình riêng biệt.
Các Vong linh được cấp tên hiệu, được xét duyệt cho đi học, tu tập trong cõi này. Theo đó sẽ được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát sách vở (Kinh) và tiền ( tiền Tào Quan) để ăn uống, sinh hoạt, mua bán, trao đổi…vv. Số tiền và sách vở nói trên được cấp phát tạm thời hoặc gọi là cho vay theo như quy định ở Lục Thập Hoa Giáp ( áp dụng cho cả nam và nữ ). Ở đây nói thêm rằng : Mỗi một độ tuổi được quy định số tiền Tào Quan và kinh sách riêng, giống như trên trần gian mỗi nhóm tuổi là một cấp học nhất định. Chẳng hạn những học sinh độ tuổi 9 tuổi thì học lớp 4, 10 tuổi học lớp 5 ….Mỗi lớp có sách vở học tập khác nhau, tiền đóng học hành chi phí xây dựng trường lớp cũng khác nhau.
Nếu việc tu tập của vong linh nếu có sự tiến bộ, thành tựu, đắc quả, thì vong tiếp tục được đi lên cảnh giới cao hơn, không cần phải luân hồi tái sanh vào cõi Nhân làm người. Khi đó thì số tiền cấp phát nói trên coi như được xóa nợ.
Nếu việc tu tập của vong linh còn chưa tiến bộ, chưa thể đắc đạo do tiền kiếp nghiệp chướng còn nặng nề, oan gia trái chủ còn sâu đậm, thì theo Định nghiệp và Nhân quả báo ứng, phải chuyển nghiệp vào cõi Nhân để tái sanh làm người sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Ở kiếp người thì số kinh phí được cấp phát tạm thời như đã nói trên (Tiền, Kinh sách) con người phải hoàn trả lại, là một điều kiện bắt buộc. Cho nên hầu như người nào cũng có nợ Tào Quan.
Tiền Tào Quan sau khi trả xong rồi cũng không hoàn toàn có nghĩa là người đã trả nợ sẽ hanh thông trong công việc buôn bán kinh doanh, tiền bạc khởi sắc, có thể làm giàu. Đây còn phụ thuộc nghiệp quả tiền kiếp. Nếu trong tiền kiếp là kẻ ác độc, bất lương, trộm cắp, giết người…. thì vẫn phải nhận lãnh cái nghiệp đó phải trả.
Nhưng cũng tùy trường hợp nợ phải trả và không phải trả.
Ví dụ :
– Người thuộc con nhà Tứ Phủ (trình đồng), Người tu hành (theo đạo Phật hoặc đạo khác), vì cơ duyên nào đó vẫn được tiếp tục tu tập trên cõi trần, nên không phải trả nợ Tào Quan.
– Người Nợ mã Tứ Phủ, người Tiễn Căn và các trường hợp khác, đều phải trả nợ vì tu tập không thành. Với những người này nếu không trả nợ Tào Quan thì thường bị hao tài tốn của, công danh bất thành, làm việc gì liên quan đến tiền bạc cũng bị thất bát, thâm hụt…
Người kiếp này (hiện tại) nợ Tào Quan mà không trả sẽ xảy ra hai trường hợp:
1. Sau khi chết: vong tiếp tục được đi học, tu tập và lại được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát kinh sách, tiền bạc. Nếu tu tập đắc thành quả, được lên cõi cao hơn thì nợ Tào Quan được xóa.
2. Sau khi chết: vong được đi học, tu tập và lại được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát kinh sách, tiền bạc. Nếu tu tập không xong do nghiệp quả quá nặng mà phải quay lại cõi Nhân tái sanh làm người, thì do nợ Tào Quan quá nhiều, cộng với nghiệp quả đó nên sẽ phải bị phá sản, nhà tan, nghiệp đổ.
Cách lập đàn như sau:
Đàn trả nợ Tào quan nều lập riêng hoặc làm ở Tư gia thì lập thành một đàn có 3 tầng.
Phần nền treo Bức “Liên trì Hải hội”. Hai bên treo: trái giám môn; phải, giám đàn. bên ngoài treo Bảng thang, bảng trà.
Tầng trên cùng có 3 bài vị
NAM TAO LỤC TY DUYÊN THỌ TINH QUÂN VỊ TIỀN. |
TRUNG THIÊN TINH CHÚA BẮC CỰC TỬ VI TRƯỜNG SINH ĐẠI ĐẾ NGỌC BỆ HẠ. |
BẮC ĐẨU CỬU HOÀNG GIẢI ÁCH TINH QUÂN VỊ TIỀN. |
Nếu có điều kiện thì dán thêm nhị thập bát tú phía dưới.
Tầng giữa
BẢN CẢNH THÀNH HOÀNG CHƯ VỊ ĐẠI VƯƠNG VỊ TIỀN. |
U MINH GIÁO CHỦ BẢN TÔN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT HỒNG LIÊN TỌA HẠ. |
ĐƯƠNG CAI THÁI TUẾ CHÍ ĐỨC TÔN THẦN VỊ TIỀN. |
Tầng cuối: gồm 3 bài vị sau
CHƯỞNG BẠ CHƯỞNG TỊCH CHƯỚNG ÁN TÀO QUAN ÁN HẠ |
MINH PHỦ THẬP ĐIỆN DIÊM VƯƠNG NGỌC BỆ HẠ |
THIÊN KHỐ LỤC THẬP HOA GIÁP TY QUÂN ÁN HẠ. |
Phần lễ vật cúng:
- Hương, hoa, đèn, nến, xôi, rượu, thịt . v.v..
- Mâm lễ vật trả nợ: Kinh âm, kinh dương, tiền thiên khố…
- Kinh Thọ sinh, kinh Trường thọ diệt tội bào hộ Đồng tử Đà ra ni, kinh Nhân quả, kinh Kim cang thọ mạng, Kinh Phật đảnh tôn thắng.
- Lồng chim
- Chậu cá
- Mâm gạo tiền
- Mâm Đường muối
- Mâm sớ văn.
- Mâm cúng thí thực (để riêng).
Hướng tốt cho lập đàn là Hướng Bắc.
Các ngày chuyên dùng cho Trả nợ tào quan.
- Ngày Thiên xá.
- Ngày 1 tháng 2 vía Nhất Điện Tần Quảng vương
- Ngày 1 tháng 3 vía Nhị Điện Sở Giang vương.
- Ngày 8 tháng 2 vìa Tam Điện Tống Đế Vương.
- Ngày 18 tháng 2 Vía Tứ Điện Ngũ Quan Vương.
- Ngày 8 tháng Giếng Vía Ngũ Diện Diêm La Vương.
- Ngày 8 tháng 3 Vía Lục Điện Biến Thành Vương.
- Ngày 27 tháng 3 vía Thất Điện Thái Sơn Vương.
- Ngày 1 tháng 4 vía Bát Điện Bình Đẳng Vương.
- Ngày 8 tháng 4 vía Cửu Điện Đô thị Vương.
- Ngày 17 tháng 4 vía Thập Điện Chuyển luân vương.
- Ngày 18 tháng 4 vía Tử Vi Đại đế.
- Ngày 4 tháng 6 Chư Phật giáng lâm.
- Ngày 30 tháng 7 Vía Địa Tạng Vương Bồ tát.
- Ngày 8 tháng 10 Hải Hội Phật.
Ngoài ra còn có thể làm theo cái đại lễ cầu an hoặc ngày 1 ngày Rằm tại các chùa.
Phần nghi quỹ
Nếu dùng đại đàn thì thứ tự như sau:
Chiều hôm trước: – Thiết đàn, Biểu kinh, Sám hối, Đại bi, Thập chú, bạch y. – Tụng dược sư hoạc Thủy Sám. Chỉ tĩnh |
Sáng hôm sau: Kinh Đầu tràng, Thiêt Dĩ. Pháp tấu, Thỉnh Phật, Tào Quan Đội sớ, Tụng kinh, Trai ngọ. |
Chiều: Phóng sinh, Thí thực, Tạ Quá, Tiễn đàn, Thụ lộc. |
Nếu làm tiểu đàn: thỉnh Phật, tào quan, Thí thực, Phóng sinh, Tạ, tiễn đàn.
Các loại văn sớ dùng trong lễ Tào quan: Điệp tấu, Quan Phát tấu, Tấu thiên phủ, tấu Địa phủ, Tấu thủy Phủ, Tấu Nhạc Phủ, Tấu Dương 1, tấu Dương 2, tấu Âm, Kinh đầu tràng, Biểu kinh Dược sư, Biểu kinh Độ dương, Sám Hối, Lễ Phật, Giám Môn, Giám Đàn, Bảng thang, Bảng trà, Kinh Thọ sinh, Điệp Âm, Công cứ Âm, Công cứ Dương, Điền Hoàn, Phật tào Quan, Cô Hồn.
Phóng sinh.