Tất cả tin tức

Ý nghĩa của Gà cúng lễ & cách đặt gà trên mâm cúng đúng nhất

Ý nghĩa của Gà cúng lễ & cách đặt gà trên mâm cúng đúng nhất

Ý nghĩa của Gà cúng lễ & cách đặt gà trên mâm cúng đúng nhất Theo phong tục Việt Nam từ xa xưa thì trong mâm cỗ cúng giao thừa hay các ngày lễ khác trong năm thường có một đĩa xôi gấc đỏ tươi với ý nghĩa cầu may mắn, tài lộc và một con gà trống miệng ngậm một bông hồng đỏ với ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết. Tập tục cúng gà ngày Tết bắt nguồn từ câu chuyện thần thoại của một số dân tộc Việt Nam. Đó là, từ khi Ngọc Hoàng sáng tạo ra mặt đất thì ban đầu mặt đất rất ẩm ướt và lạnh lẽo, khiến muôn loài không thể sinh sôi, phát triển được. Thấy vậy, Ngọc Hoàng liền sai mười mặt trời là các con của ngài xuống Trái Đất để ngày đêm chiếu sáng, làm nóng mặt đất. Nhưng 10 mặt trời khi được xuống mặt đất thì thấy dưới trần gian có nhiều điều mới lạ, thú vị hơn nhiều so với trên thiên đình. Vì vậy, đã mải miết rong chơi mà quên mất việc phải quay về Trời, khiến mặt đất khô cằn, nứt nẻ, thời tiết nóng như đổ lửa, con người và vạn vật than khóc. Lúc này, trong một ngôi làng nọ có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, ngay từ nhỏ đã sở hữu sức mạnh phi thường, đặc biệt với khả năng bắn cung bách phát bách trúng. Chàng đã giương cung bắn hạ liên tiếp 9 mặt trời, khiến mặt trời cuối cùng sợ hãi bay tít lên tận trời cao và không dám ló đầu ra nữa. Vậy là, mặt đất tiếp tục lạnh lẽo tối tăm. Con người, loài vật kéo nhau đi gọi mặt trời nhưng chẳng con nào gọi được. Cuối cùng có một con gà trống khỏe mạnh đã cất tiếng gáy vang lừng khiến mặt trời tò mò ngó xuống mặt đất mà quên cả sợ sợ hãi. Dần dần, mặt trời cứ thế hạ thấp dần khi được nghe tiếng gáy của chú gà trống. Mặt đất lại được chiếu sáng. Theo phong thủy, đêm giao thừa là đêm trời đất tối tăm nhất, vì đó là lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất. Khi đó, không ai bảo ai, người người, nhà nhà đều cúng một con gà trống với hy vọng gà sẽ đánh thức mặt trời để chiếu ánh nắng cho cả năm ấm áp. Gà cúng trong đêm giao thừa thường là gà trống hoa, loại gà trống mới le te gáy với mong muốn khỏe mạnh, tinh khiết. Từ đó, tập tục cúng gà ngày Tết đã được giữ gìn và lưu truyền cho đến tận ngày hôm nay. Ý nghĩa tập tục cúng gà ngày Tết Con gà được xem như biểu tượng gắn liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời và có liên quan mật thiết với nghề trồng lúa nước của người Việt. Tập tục cúng gà ngày Tết với ý nguyện, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp. Hơn nữa, tập tục cúng gà ngày Tết còn thể hiện cho 5 đức tính mẫu mực của con người đó là: - Văn: Mào gà trống mang hình ảnh giống với cái mũ cánh chuồn của người đỗ tiến sĩ ngày xưa, biểu tượng cho sự học hành tấn tới. - Võ: Cựa gà sắc nhọn là vũ khí tự về và chiến đấu. - Dũng: Con gà trống luôn là người thủ lĩnh trong đàn gà. Sẵn sàng đánh nhau với kẻ khác để bảo vệ đàn gà của mình, biểu tượng cho dũng khí đặc biệt ở người đàn ông. - Nhân: Gà Trống khi kiếm được thức ăn đều gọi bầy của mình đến ăn cùng chứ không bao giờ ăn một mình, biểu tượng có tâm tính tốt đẹp của con người. - Tín: Gà trống luôn thức dậy vào sáng sớm, bất kể thời tiết khắc nghiệt như thế nào gà vẫn gáy đúng giờ, biểu tượng cho chữ tín. cách đặt gà trên mâm cúng đúng nhất Con gà gáy báo hiệu ngày mới đã trở thành một biểu tượng văn hóa gắn với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của cư dân nông nghiệp, là một trong những thứ không thể thiếu của mỗi gia đình. Thực tế là gà quay đầu ra ngoài sẽ đẹp hơn khi quay đầu về bát hương và phao câu chổng ra ngoài nhưng cách đặt gà cúng như vậy chỉ đẹp mắt về hình thức, chứ không đẹp về ý nghĩa tâm linh và sự thành kính.Từ xa xưa gà luộc đã là món không thể thiếu trên mâm cỗ cúng của người Việt đặc biệt trong lễ Giao thừa và gia tiên ngày Tết. Mặc dù đã...

THÔNG BÁO THAY ĐỔI LOGO VÀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU DỊCH VỤ TÂM LINH

THÔNG BÁO THAY ĐỔI LOGO VÀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU DỊCH VỤ TÂM LINH

THÔNG BÁO THAY ĐỔI LOGO VÀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU DỊCH VỤ TÂM LINH Dịch Vụ Tâm Linh | Công Ty Cổ Phần TM Dịch Vụ Tâm Linh xin trân trọng thông báo tới toàn thể Quý khách hàng và đối tác về việc thay đổi Logo Công ty và hệ thống nhận diện thương hiệu. Dịch Vụ Tâm Linh xin cảm ơn sự tín nhiệm và ủng hộ của Quý vị trong suốt thời gian qua. Đó là nền tảng để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc của chúng tôi kể từ khi thành lập đến nay. Bước Sang năm 2023, Công Ty Cổ Phần TM Dịch Vụ Tâm Linh  chủ trương xây dựng chiến lược quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của quý khách hàng thúc đẩy đà phát triển của công ty. Chúng tôi nhận thấy việc thay đổi logo công ty là cần thiết để thể hiện được ý chí và phương châm phát triển mới này. Đồng thời giúp đồng bộ và dễ dàng nhận diện thương hiệu hơn trên thị trường. Logo mới cũng sẽ là phương tiện nhận diện thương hiệu hiệu quả, giúp khách hàng dễ dàng nhận ra chúng tôi.  

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐỔI TÊN CÔNG TY CỔ PHẦN TM DỊCH VỤ TÂM LINH

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐỔI TÊN CÔNG TY CỔ PHẦN TM DỊCH VỤ TÂM LINH

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐỔI TÊN CÔNG TY CỔ PHẦN TM DỊCH VỤ TÂM LINH Đầu tiên, CÔNG TY CỔ PHẦN TM DỊCH VỤ TÂM LINH xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và tin tưởng của quý khách hàng, quý đối tác trong thời gian qua. Nhằm khẳng định vị thế của thương hiệu, mở rộng, phát triển và nâng tầm các sản phẩm dịch vụ, được sự chấp thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư, nay CÔNG TY CỔ PHẦN TM DỊCH VỤ TÂM LINH xin trân trọng thông báo về việc thay đổi tên công ty tới quý khách hàng và đối tác như sau:

Những điều cần biết khi cúng rằm tháng 7 để mọi chuyên suôn theo ý muốn

Những điều cần biết khi cúng rằm tháng 7 để mọi chuyên suôn theo ý muốn

Cúng rằm tháng 7 là gì? Rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày Tết Trung Nguyên, cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông. Theo phong tục của tín ngưỡng dân gian, tháng 7 Âm lịch cũng là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục) để ma quỷ được trở về dương thế. Đó cũng là lí do tháng 7 âm lịch hàng năm được dân gian gọi là tháng cô hồn. Ngoài ra, tháng 7 còn có ngày lễ Vu Lan, ngày con cái báo hiếu với cha mẹ. Ngày này đã đi vào văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam như một ngày lễ cổ truyền. Bởi vậy, theo phong tục, ngày Rằm tháng 7, các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng, mời các cụ về với con cháu, sau cũng là dịp để gia đình sum vầy. Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào Tốt? Cúng rằm tháng 7 được xem là phong tục tập quán có từ lâu đời, nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Do đó, các gia đình đều chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm. Theo quan niệm, cúng rằm tháng 7 hay còn gọi cúng cô hồn, mọi người có thể cúng từ 12h đêm ngày 10/7 ngày 15/7 âm lịch. Cúng Rằm Tháng 7 Buổi Sáng, Trưa Hay Tối Tốt Nhất? Theo người xưa truyền lại, những vong hồn sống trong địa ngục tăm tối nên khi gặp ánh sáng sẽ rất yếu. Nếu cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7 vào ban ngày thì vong hồn sẽ không thích ứng được. Do đó, khi bạn cúng cô hồn, cúng chúng sinh thì nên cúng vào chiều tối. Với mâm cúng tổ tiên và thần linh thì bạn có thể cúng vào ban ngày, vào buổi trưa thì tốt hơn. Cúng Rằm Tháng 7 Vào Giờ Nào? Như phân tích ở trên thì mâm cúng cô hồn nên diễn ra vào lúc 17h – 20h tối. Còn với lễ cúng thần linh và tổ tiên thì nên cúng vào lúc 10h – 12h trưa để tổ tiên, thần linh nhận lễ cúng tốt hơn. Sau đó là để cho con cháu hưởng được phước đức và tài lộc. Cách chuẩn bị lễ vật mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất. Mâm cúng Phật Với các Phật tử, Rằm tháng Bảy là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người. Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc… Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả, nước lọc.  Gia chủ có thể làm mâm cỗ chay gồm: Giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ...   Mâm cỗ chay cúng Phật. Ảnh: Tô Hưng Giang Mâm cúng thần linh và gia tiên Nếu cúng Phật là cỗ chay, mâm cúng gia tiên thường là cỗ mặn. Đối với mâm lễ cúng tổ tiên chúng ta thường sắp xếp "trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình hoặc là các món mà ngày xưa ông bà tổ tiên thích ăn. Mâm cúng cơ bản cho ngày Rằm tháng Bảy thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả... Các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình. Lưu ý: Bạn nên cúng Phật và cúng gia tiên vào buổi sáng.  Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Bảy. Ảnh: Vũ Thanh Hoan  Mâm cúng chúng sinh Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất.  Trên mâm cúng chúng sinh, lễ vật gồm có: Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hoa quả (5 loại 5 màu), 12 cục đường thẻ. Theo truyền thống xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...). Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí. Đồng thời Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Bởi vậy, các gia đình có thể...

Tính ngày Cách Cúng, Lễ vật cúng 100 ngày cho người mất

Tính ngày Cách Cúng, Lễ vật cúng 100 ngày cho người mất

Tính ngày Cách Cúng và Lễ vật cúng 100 ngày cho người mất Phong tục thờ cúng được xem là một nét đẹp văn hóa tâm linh được người Việt tín ngưỡng. Đối với lễ cúng 100 ngày người mất vô cùng quan trọng, bởi lễ cúng này không chỉ thể hiện lòng kính trọng, tưởng nhớ người đã mất. Mà nó còn giúp linh hồn người mất sớm siêu thoát. Vậy cách cúng 100 ngày người mất ra sao? Mâm lễ vật cần chuẩn bị những gì? Để tìm câu trả lời mời bạn tham khảo bài viết dưới đây. Tính 100 ngày người mất như thế nào? Theo quan niệm tâm linh người Việt thì lễ cúng 100 ngày người mất rất quan trọng và ý nghĩa. Tùy theo vùng miền mà cách cúng 100 ngày người đã khuất có sự khác nhau. Tuy nhiên vẫn thể hiện lòng kính trọng và thương nhớ người đã khuất, đồng thời giúp linh hồn sớm siêu thoát, về với cát bụi. Thường lễ cúng 100 ngày được tính kể từ ngày người thân trong gia đình qua đời. Dù tháng thiếu hay đủ thì lễ cúng này được diễn ra đúng 100 ngày. Phần lớn mọi người thực hiện lễ cúng này rất trọng thể, ngày để con cháu trong gia đình sum vầy bên nhau. Nhiều người vẫn bảo “chết là hết”. Thế nhưng trong tâm linh thì người chết luôn tồn tại trong tâm trí của người còn sống. Và lễ cúng 100 ngày là 1 trong những lễ cúng nhằm thể hiện lòng kính trọng và thương nhớ người đã mất. Không chỉ thế lễ cúng còn giúp linh hồn người mất sớm siêu thoát, về với tổ tiên. Khi tròn đúng 100 ngày người thân qua đời, con cháu sẽ tổ chức lễ cúng với mâm lễ vật tươm tất trên bàn thờ. Điều này thể hiện lòng thương nhớ, tưởng niệm linh hồn người đã khuất. Thông thường lễ cúng này tổ chức khá giống với lễ cúng 49 ngày. Tuy nhiên lễ vật có thể đơn giản hơn, chủ yếu là mâm cơm dâng kính lên người đã mất nhằm giúp linh hồn tìm về nơi an nghĩ cuối cùng. Cúng 100 ngày người mất có ý nghĩa gì? Có thể nói, lễ cúng 100 ngày người mất khá quan trọng và ý nghĩa trong văn hóa tâm linh người Việt. Sau khi người chết qua đời, người thân thường tổ chức tang lễ cùng vài lễ cúng sau đó như cúng tuần (thất), cúng 49 ngày, cúng 100 ngày,.. Tất cả các lễ cúng này đều nhằm tưởng nhớ, thể hiện lòng kính trọng với người qua đời. Song đó lễ cúng diễn ra nhằm đem linh hồn người mất tìm nơi an nghĩ cuối cùng, sớm siêu thoát đầu thai thành người. Người Việt hay chú trọng đến mâm cơm gia đình, nên ngày cúng 100 ngày đòi hòi con cháu về đông đủ và sum vầy bên nhau. Trước là thắp hương tưởng nhớ người đã mất, sau là các thành viên con cháu trong nhà sum vầy dùng bữa cơm gia đình. Tùy theo vùng miền mà cách cúng 100 ngày người đã khuất có sự khác nhau từ mâm lễ vật cho đến cách cúng. Thông thường lễ cúng 100 ngày được tổ chức vào buổi sáng và trưng bày mâm lễ vật ngay tại bàn thờ người mất. Lễ vật cúng 100 ngày người mất cần những gì? Tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà mâm lễ vật cúng 100 ngày người mất khác nhau. Tuy nhiên phần lớn mọi người chuẩn bị mâm cơm cúng 100 ngày khá đơn giản và mộc mạc. Mâm cơm với những món ăn mà người mất thích dùng khi còn sống. Mâm cơm cúng 100 ngày người mất được trưng bày tươm tất trên bàn thờ. Được người lớn tuổi nhất trong gia đình thắp hương và thỉnh linh hồn người mất về chứng giám. Mong linh hồn người mất sớm siêu thoát, tìm nơi an nghĩ, phù hộ con cháu được bình an và gặp nhiều may mắn. Mâm cơm, lễ vật cúng 100 ngày bao gồm: 1 bát cơm úp 1 quả trứng luộc hoặc gà luộc, thịt luộc,… đi kèm là những món ăn ưa thích mà người mất thích ăn nhất khi còn sống 1 chén Rượu. 1 chén Nước Hương trầm, hoa quả. Lưu ý: Lễ vật cúng 100 ngày đều phải tươi và tinh khiết, mặc dù không đòi hỏi cầu kỳ nhưng cần chuẩn bị chu đáo và tươm tất. Sau khi chuẩn bị mâm lễ vật cúng xong, đại diện người lớn trong gia đình dựng đôi đũa vào giữa bát cơm. Rót rượu rót chè mời linh hồn người mất về dùng cơm cùng gia đình. Sau đó khấn vái và chờ tan nhang rồi hóa sớ, đốt tiền vàng mã...

Phúng điếu (Chấp điếu/ Cúng điếu) là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc

Phúng điếu (Chấp điếu/ Cúng điếu) là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc

Từ lâu phúng (chấp) điếu trở thành luật bất thành văn mỗi khi gia đình có tang sự. Tùy theo quan điểm của mỗi gia đình mà việc chấp điếu hay miễn điếu có sự khác biệt. Điều này không bắt buộc gia đình mà cũng thực hiện theo. Vậy phúng điếu là gì? Khi đi phúng viếng người mất, bạn cần làm gì? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. Phúng điếu là gì? Phúng điếu hay còn gọi là chấp điếu – một trong những nghi thức mỗi khi gia đình có tang sự. Tùy theo quan điểm của mỗi nhà mà việc chấp điếu hay miễn điếu có nên hay không, điều này không bắt buộc. Theo nghĩa Hán Việt, “Phúng” có nghĩa là những lễ vật mang viếng người chết. Những lễ vật này bao gồm hoa quả, nhang đền, hoa viếng, phong bì phúng điếu,… Phần lễ vật này nhằm thể hiện sự kính trọng của người đi viếng gửi đến gia đình. Mong phụ giúp gia đình phần nào nỗi mất mát đau thương. Còn từ “Điếu” có nghĩa là việc người còn sống đến thăm viếng gia đình có tang sự. Mặc dù người chết đã được khâm liệm nhưng đây được xem là lần gặp cuối cùng với người chết. Mong linh hồn của người mất sớm về nơi an nghỉ cuối cùng. Mặc khác an ủi, động viên phần nào đến người thân của người chết. Mong mọi người sẽ bớt đau buồn và vượt qua đau thương này. Nói túm lại, phúng điếu là việc bạn đến thăm viếng người chết lần cuối cùng. Đồng thời mang theo lễ vật như tiền phúng điếu,… để chia sẻ phần nào chi phí hậu sự. Có một số trường hợp đặc biệt, tang sự có phúng nhưng không điếu hoặc có điếu nhưng không phúng. Vì thế tùy theo quan điểm của mỗi gia đình mà “chấp điều hay miễn điếu”, không bắt buộc. Ý nghĩa và nguồn gốc của phúng điếu Theo phong tục thờ cúng thì việc phúng điếu có từ rất lâu đời. Tất cả bắt nguồn từ truyền thống tương thân tương ái, mọi người trong làng giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi gia đình có tang sự, mọi người tụ hội với nhau, người phụ cái này người phụ cái kia. Có nhà thì phụ lễ vật, có nhà phụ tiền của mua ma chay…. Cũng từ đó mà phong tục phúng điếu lưu truyền cho đến ngày nay. Ngày nay việc phúng điếu trông cầu kỳ hơn rất nhiều so với ngày trước. Phần lễ vật phúng điếu cũng nặng về vật chất hơn. Khi bạn khi phúng viếng người chết, phần lễ vật mang theo cúng người mất có thể là vòng tay, trái cây, nhang đèn,… thậm chí là phong bì phúng điếu. Cứ thế theo thời gian mà phúng điếu trở thành phong tục quen thuộc của nhiều vùng miền. Mỗi khi gia đình có tang sự không thể thiếu phần phúng điếu người mất. Tùy theo quan điểm của mỗi gia đình mà việc nhận lễ vật phúng điếu hay không. Một số người cho rằng nhận lễ vật phúng điếu sẽ khiến linh hồn của người chết mắc nợ và không được siêu thoát. Mặc khác cho rằng đó là hành động tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, mặc dù họ lo tốt phần hậu sự nhưng vẫn chấp điếu. Nên đi phúng điếu bao nhiêu tiền? Khi đi phúng điếu người chết, bạn không quên mang theo lễ vật như vòng hoa, trái cây, nhang đèn,… đặc biệt là không thể thiếu phong bì phúng điếu. Tùy theo quan hệ giữa người thăm viếng và gia đình có tang sự mà phần lễ vật phúng điếu ít hay nhiều khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu là mong chia sẻ phần nào chi phí hậu sự cùng gia đình. Việc chấp điếu hay miễn điếu khi gia đình có tang sự còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi một số gia đình rất dư giả những vẫn chấp điếu nhằm thể hiện sự tương thân tương ái. Không muốn tình cảm giữa gia đình và người thăm viếng bị cách cắt. Do đó việc đi phong bì phúng điếu ít hay nhiều tùy thuộc vào người thăm viếng, chẳng ai bắt buộc điều này. Người đi phúng điếu nên lưu ý điều gì? Trước khi đi phúng điếu người mất, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây. Tránh phạm sai lầm kẻo rước họa vào thân. + Tùy theo mối quan hệ với gia đình tang sự thân thiết ra sao mà phần lễ phúng điếu ít hay nhiều. Quan trọng phải có để bày tỏ lòng thành kính với người quá cố. + Khi nhà bạn có trọng tang, chẳng hạn như ba mẹ,...

Tại sao lại đốt vàng mã vào các lễ cúng và giỗ đầu cho người đã khuất?

Tại sao lại đốt vàng mã vào các lễ cúng và giỗ đầu cho người đã khuất?

Dân tộc Việt Nam ta coi “đạo hiếu” là tiêu chuẩn hàng đầu thể hiện trong đạo làm người. Nghi thức tang lễ của người Việt nổi bật có lễ cúng 49 ngày, 100 ngày và giỗ đầu. Mỗi lễ này, con cháu đều chuẩn bị đồ cúng và đốt vàng mã tống tiễn đủ đầy. Trong văn hóa thờ cúng của người Việt có tục cúng 49 ngày, 100 ngày và làm giỗ đầu cho người đã mất khá long trọng, mỗi buổi đều chuẩn bị lễ cúng và vàng mã đầy đủ. Nhưng ít ai hiểu được, cụ thể nguồn gốc và ý nghĩa của từng ngày lễ này trong văn hóa thờ cúng tổ tiên của chúng ta ra sao. Và lí do gì mà ngoài những ngày cúng lễ này, vào ngày rằm quan trọng hay cuối năm, người Việt ta lại hay đốt vàng mã. Để giải thích cụ thể, chúng ta nên tìm hiểu và định nghĩa từng lễ cúng giỗ cho người đã mất trong nội dung dưới đây để từ đó có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi trên: Theo Thọ mai gia lễ thì lễ chung thất (49 ngày) cứ đúng ngày qui định trong gia lễ mà làm, không có sự dịch chuyển tùy tiện theo lời thầy lễ hay thầy bói. Chỉ trừ ngày làm lễ an táng và ngày làm lễ trừ phục (hết tang) trong gia lễ có chọn ngày lành. Lễ chung thất (49 ngày) trong văn hóa thờ cúng của người Việt là gì? Người ta không ai có thể chọn ngày mất vậy nên từ xưa đến nay, hàng năm cứ đến ngày mất thì gia quyến làm giỗ. Dù cho có những năm, ngày đó rất xấu, có cả trùng phục, trùng tang, sát chủ, quả tủ, cô thần… Theo gia lễ, các dịp lễ chung thất, lễ tốt khốc (100 ngày), tiểu tường (giỗ đầu), đại tường (giỗ đoạn) cứ theo đúng ngày mà làm lễ. Con cháu ở xa nhớ ngày về làm lễ, thân nhân ở nơi khác sắm sửa lễ đúng ngày tới dự. Khi ấy, nếu vì chọn ngày đẹp để làm lễ, chẳng lẽ người thân tới nơi thấy hương lạnh khói tàn, gạt nước mắt ra về hay sao? Hoặc chủ nhà sự báo lại rằng, theo lời thầy lễ, đã lễ xong xuôi hay đợi thêm vài ngày nữa, như vậy liệu có được chăng? Cần lưu ý tang tế theo ngày định sẵn, thân bằng cố hữu ai lưu luyến đến thăm viếng, không đợi thiệp mời như lễ mừng, lễ cưới, không có chuyện “hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo” (mời thì đến, không thì thôi). Lễ cúng cơm 100 ngày trong văn hóa thờ cúng của người Việt là gì? Trong cuốn “101 câu hỏi về nghi lễ thờ cúng tổ tiên” (Nhà xuất bản Thời đại), Đại đức Thích Minh Nghiêm giải thích khá dễ hiểu về lễ cúng 100 ngày như sau: Gia đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố chờ về ăn cơm một lúc cho vui vẻ, đầm ấm. Con cháu cầm bát cơm lên, trước hết mời ông bà, cha mẹ, chờ ông bà, cha mẹ rồi mới bắt đầu dám ăn. Có nơi xới bát cơm lần thứ hai còn mời nữa. Nếu có khách, trước khi buông bát đũa đứng dậy còn phải xin phép và mời khách tiếp tục xơi cơm. Cuộc sống gia đình đang vui vẻ, êm đẹp như vậy, vắng mặt trong bữa cơm còn nhắc huống chi một thành viên trong gia đình mãi mãi đi xa. Do đó, trước bữa ăn, người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì cúng thứ ấy, thường là thanh đạm không đòi hỏi cầu kì. Nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vài xong cũng rót chén nước. Thờ cúng vong linh cũng giống như đang sống, cũng là để thỏa nguyện tâm linh: “Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương”. Nhưng tại sao lại cúng 100 ngày? Tập tục này cũng tùy địa phương, có nơi chỉ cúng 49 ngày (tức là lễ chung thất). Theo thuyết của Phật giáo, qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ti (tức một tuần nhưng không phải tuần lễ theo dương lịch), sau 7 tuần vong hồn sẽ siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (tức là lễ tốt khốc, nghĩa là thôi khóc). Theo giải thích của các cụ ngày xưa thì thời gian này âm hồn vẫn...

Phong tục cúng đầu tuần (cúng 7 ngày) & những lưu ý cần tránh khi cúng đầu tuần

Phong tục cúng đầu tuần (cúng 7 ngày) & những lưu ý cần tránh khi cúng đầu tuần

Việc cúng tuần đầu hay cúng 7 ngày cho người mới mất sẽ giúp cho gia đình có thể hướng Phật và làm nhiều việc thiện. Ngoài ra còn giúp cho vong linh giảm bớt đi sự thống khổ, sớm ngày siêu thoát. Vậy bài văn khấn cúng tuần đầu cho người mới mất như thế nào cũng như cách cúng 7 ngày đầy đủ và chuẩn nhất thì không phải ai cũng biết? Nguồn gốc phong tục cúng tuần đầu (cúng 7 ngày) Cúng 7 ngày cho người mới mất là một nghi thức tâm linh có nguồn gốc đến từ Trung Quốc. Sau này, nghi lễ cúng này được du nhập vào Việt Nam và tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay. Theo tương truyền, người vãng sinh, sinh thiên tức là khi họ còn tại thế có nhiều đại thiện, thì sau khi mất đi sẽ tới cõi Trời sẽ không cần xuống âm phủ, không có phần âm và không cần phải cúng thất. Thế nhưng, còn với những người có nghiệp chướng sâu nặng, khi còn sống vướng phải khẩu nghiệp thì sau khi mất sẽ phải chịu đọa đầy. Dù vẫn có thể đầu thai để làm người ở kiếp sau nhưng cũng chỉ là làm người bình thường, không thể nào trở thành một người giàu sang phú quý. Những người bình thường thì đều sẽ có phần âm. Theo quan niệm, phần âm này sẽ tồn tại trong 7 7 bốn chín ngày sau khi ra đi. Cứ 7 ngày thì phần âm của người đã mất lại có một lần biến rời sinh tử. Hay dễ hiểu hơn đó chính là cứ mỗi 7 ngày thì linh hồn lại trở nên vô cùng thống khổ. Lễ cúng 7 ngày sau khi mất cần phải làm gì? Trong khi làm nghi thức cúng tuần thì người làm nghi thức cần phải giữ cho tâm được định tĩnh, trong sạch. Nếu như vừa làm lễ, đọc kinh sám hối nhưng tâm lại không thành kính thì có làm cũng như không. Tâm không thành tức là miệng thì đọc kinh nhưng trong tâm lại không thanh tịnh. Suy nghĩ vọng tưởng, mang đủ tính tham sân si, chỉ nghĩ tới lợi ích. Nếu khi cúng tuần đầu cho người mất mà tụng kinh không thành, lại thêm vào đó vong linh phải chịu nhiều đau khổ, quyến luyến với trần tục. Thì vong sẽ cố tìm cách để ở lại trần, quấy nhiễu và gây phiền phức cho dương gian. Như vậy linh hồn khó mà có thể siêu thoát, người nhà cũng cảm thấy bất an. Mọi việc đều diễn ra theo quy luật nhân quả. Cũng do vậy mà Phật vẫn thường dạy rằng: vạn pháp là vô ích, nhân quả không vô ích. Việc ấy chứng tỏ rằng giá trị cốt lõi của cuộc sống chính là nhân quả, con người gieo nhân nào thì ắt sẽ gặt được quả ấy, đây là một sự công bằng với mọi người. Cuộc sống cũng diễn ra theo một cách tuần hoàn, hạt vun xuống đất sẽ lớn lên thành cây. Và cây sau khi lớn lại đơm hoa kết trái. Trong trái có hạt, rải hạt xuống đất thì lại tiếp tục tạo nên một vòng tròn mới. Vòng tròn này tuần hoàn không ngưng nghỉ & luôn có biến thiên chuyển động. Mẫu kho vàng - kho bạc cúng 7 ngày Mỗi việc mà con người làm đều có ý nghĩa quyết định đến tương lai. Mọi điều nhân quả đều sẽ diễn ra tuần hoàn. Và tục cúng 7 ngày cũng là thể hiện nguyên lý nhân quả này. Con người khi còn sống gây ra những nghiệp thì dù có mất đi cũng phải trả nghiệp. Muốn nghiệp nhẹ bớt thì cần phải có được sự giúp sức từ người thân. Việc tổ chức lễ cúng 7 ngày sau khi mất vừa là một cách để an ủi vong hồn của người đã mất lại vừa tự tạo phúc cho bản thân và gia đình.  Ngoài cúng tuần đầu, người thân cũng có thể trì tụng chú đại bi để tâm mình có thể thanh tịnh và giải trừ đi nghiệp ác. Bài văn khấn lễ cúng 7 ngày cho người mới mất (st) Mẫu biệt thự cúng 7 ngày Dịch Vụ Tâm Linh xin chia sẻ Bài văn khấn cúng tuần đầu cho người mới mất chuẩn và đầy đủ nhất để mọi người cùng tham khảo! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức vào ngày…..tháng….năm…………….dương lịch. Tại (địa chỉ):…………………………………………………… Con trai trưởng (hay cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hay phụ mẫu nếu là bố), các chú bác, cùng anh rể, chị gái,...

Số Lượng ‘Xôi + Chè’ Cần Có Trong Các Bàn Cúng Truyền Thống Là Bao Nhiêu ?

Số Lượng ‘Xôi + Chè’ Cần Có Trong Các Bàn Cúng Truyền Thống Là Bao Nhiêu ?

Số Lượng Xôi Chè Cần Có Trong Các Bàn Cúng Truyền Thống Là Bao Nhiêu ? Số Lượng Xôi Chè Cúng trong tất cả các loại mâm cúng mà hiện nay được hàng triệu gia đình sinh sống tại TPHCM thường tổ chức: Mâm cúng dầy tháng/ Thôi nôi 1 / Cúng đầy tháng / Cúng Mụ gồm: - 12 Phần Xôi Chè Nhỏ: đặt ngay bàn cúng chính - 1 Phần Xôi Chè Lớn: đặt ngay bàn cúng chính - 01 Phần Xôi Chè nhỏ hoặc Lớn : đặt ngay bàn thờ thổ địa thần tài ( nếu có) - 01 Phần Xôi Chè nhỏ hoặc Lớn : đặt ngay bàn thờ ông táo ( nếu có) - 01 Phần Xôi Chè nhỏ hoặc Lớn : đặt ngay bàn thờ tổ tiên ( nếu có) Mâm cúng thôi nôi 2 / Cúng Thôi Nôi gồm:  - 12 Phần Xôi Chè Nhỏ: đặt ngay bàn cúng chính - 1 Phần Xôi Chè Lớn: đặt ngay bàn cúng chính - 01 Phần Xôi Chè nhỏ hoặc Lớn : đặt ngay bàn thờ thổ địa thần tài ( nếu có) - 01 Phần Xôi Chè nhỏ hoặc Lớn : đặt ngay bàn thờ ông táo ( nếu có) - 01 Phần Xôi Chè nhỏ hoặc Lớn : đặt ngay bàn thờ tổ tiên ( nếu có) Mâm cúng khai trương 3 / Cúng Khai Trương gồm: - 05 hoặc 09 Phần Xôi Chè Nhỏ: đặt ngay bàn cúng chính - 01 Phần Xôi Chè Lớn : đặt ngay bàn thờ thổ địa thần tài ( nếu có) 4 / Cúng Nhà Mới /Tân Gia/Nhập Trạch gồm: - 05 hoặc 09 Phần Xôi Chè Nhỏ: đặt ngay bàn cúng chính - 01 Phần Xôi Chè Lớn : đặt ngay bàn thờ thổ địa thần tài ( nếu có) - 01 Phần Xôi Chè Lớn : đặt ngay bàn thờ ông táo ( nếu có) - 01 Phần Xôi Chè Lớn : đặt ngay bàn thờ tổ tiên ( nếu có) Heo cúng tâm linh 5 / Cúng Động Thổ gồm: 05 hoặc 09 Phần Xôi Chè Nhỏ -  01 Phần Xôi Chè Lớn: đặt ngay bàn cúng chính - 01 Phần Xôi Chè Lớn : đặt ngay bàn thờ thổ thần 6 / Cúng Xe gồm: 05 hoặc 09 Phần Xôi Chè Nhỏ: đặt ngay bàn cúng chính #Số Lượng Xôi Chè Cần Có Trong Các Bàn Cúng Truyền Thống Là Bao Nhiêu ?

Bộ giấy cúng thôi nôi - đầy tháng đầy đủ nhất

Bộ giấy cúng thôi nôi - đầy tháng đầy đủ nhất

Trong cuộc đời mỗi người, lễ cúng thôi nôi được xem là ngày lễ vô cùng quan trọng. Lễ thôi nôi cho bé là dịp đặc biệt để đánh dấu mốc con đã tròn 1 tuổi và cũng đánh dấu bước phát triển trọng đại đầu tiên trong tháng năm đầu đời. Lễ cúng thôi nôi là một nghi thức và là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Ngoài ra, nó còn thể hiện niềm tin của cha mẹ về một tương lai tươi sáng cho đứa con cưng của mình. Chính vì thế các ông bố bà mẹ nên nắm rõ cách chuẩn bị mâm lễ cúng thôi nôi cho bé. Vậy cúng thôi nôi gồm những điều gì và lễ vật gì? Ngay sau đây, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ hướng dẫn cách chuẩn bị mâm lễ thôi nôi cho bé chuẩn và đơn giản nhất để có được một lễ cúng đủ đầy, đúng lễ nghi. Bộ giấy cúng thôi nôi - đầy tháng đầy đủ nhất Hài sảo: 1 bộ (1 đôi lớn + 12 đôi nhỏ), bao gồm:  Váy mụ: 1 bộ (1 váy lớn + 12 váy nhỏ) Vàng hoa: 1 bộ 14 thỏi. Vàng thuyền: 1 túi 10 thỏi Giấy thế: bộ 10 lá Mẹ độ: bộ 1 tờ mẹ độ + 1 tờ nón, giày Quan âm: 1 tờ - Phúc Lộc Thọ: 1 tờ Bình an nhũ: 1 tờ - Quế Nhơn: 1 tờ Bạc đại: 1 tờ vàng + 1 tờ bạc Bạc vuông: 1 tờ + vàng vuông 1 tờ Tiền đô: 5 tờ đô Khay giấy (tàu sen): 1 cái Văn khấn: 1 tờ Đèn cầy vỉ: 13 viên hoặc 2 đèn cầy ly

Nên ăn những món gì vào ngày Tết Nguyên Tiêu để rước tài đón lộc?

Nên ăn những món gì vào ngày Tết Nguyên Tiêu để rước tài đón lộc?

Nên ăn những món gì vào ngày Tết Nguyên Tiêu để rước tài đón lộc? Nên ăn những món gì vào ngày Tết Nguyên Tiêu để rước tài đón lộc? Tìm hiểu cùng Dịch Vụ Tâm Linh tìm hiểu nhé 1. Tìm hiểu phong tục ăn bánh trôi nước trong ngày Tết Nguyên Tiêu Đối với người dân Trung Quốc, phong tục ăn bánh trôi nước đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng trong dịp Tết Nguyên Tiêu. Tương truyền vào đời nhà Tống (năm 960 đến năm 1279 sau Công Nguyên), dân gian bắt đầu thịnh hành một loại bánh mới có hình viên tròn, được làm từ bột gạo nếp với nhân là các loại hoa quả. Khi chín, loại bánh này có vị ngọt thanh và mùi thơm dễ chịu. Về sau, phần lớn các khu vực ở miền Bắc Trung Quốc đều gọi đây là bánh “Nguyên Tiêu” còn miền Nam thì gọi là “bánh trôi nước”. Bên cạnh đó, trong dân gian còn truyền miệng nhau một sự tích khác về tục ăn bánh trôi nước trong ngày rằm tháng Giêng. Theo đó, vào thời Tây Hán ở Trung Quốc, các cung nữ trong triều đều không được phép về thăm gia đình. Vì quá nhớ nhà cộng thêm nỗi cô đơn trong cung cấm, một cung nữ tên Nguyên Tiêu đã quyết định gieo mình xuống giếng, kết liễu cuộc đời. May thay, cô được một vị quan tên Đông Phương Sóc cứu sống và nghĩ cách giúp cô về đoàn tụ với cha mẹ. Ông đã bày một bàn bói trên phố và tất cả những người đến bói đều nhận được một quẻ ghi chữ “16 tháng Giêng bị lửa thiêu”, người nào muốn thoát kiếp nạn này thì hãy tâu lên nhà vua. Nhận được tin từ người dân, Hán Vũ Đế vội triệu quan Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó. Ông giả vờ suy nghĩ rồi nói rằng thần lửa thích ăn bánh trôi, trong cung có cung nữ Nguyên Tiêu vừa khéo tay vừa giỏi bếp núc, nhà vua có thể giao cho cô làm bánh tế thần linh. Bên cạnh đó, ông còn hiến kế rằng, nhà vua nên ban lệnh cho dân chúng Tràng An đến ngày rằm phải treo trước cửa nhà một chiếc đèn lồng đỏ để Ngọc Hoàng lầm tưởng trần gian đang bị lửa thiêu. Đến ngày đó, mọi việc thuận buồm xuôi gió nên nhà vua đã vô cùng vui mừng, thưởng cho cung nữ Nguyên Tiêu về quê thăm nhà. Kể từ đó, ngày 15 tháng Giêng trở thành ngày Tết Nguyên Tiêu và bánh trôi cũng trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày này. Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng khi du nhập sang Việt Nam, truyền thống ăn bánh trôi nước vào rằm tháng Giêng vẫn được duy trì, bày tỏ ý nghĩa về sự đoàn viên, sum họp gia đình, đồng thời thể hiện mong muốn cuộc sống ấm no, đủ đầy trong một năm sắp tới. Chính vì vậy mà khi hỏi đến “Tết Nguyên Tiêu ăn gì?” thì câu trả lời trước hết sẽ là bánh trôi nước, tiếp đến mới là một số loại thực phẩm khác. 2. Những món nên và không nên ăn trong ngày Tết Nguyên Tiêu Nhiều người tin rằng, các thực phẩm mà bạn ăn trong dịp Tết Nguyên Tiêu hay rằm tháng Giêng cũng chứa đựng ý nghĩa riêng biệt, có thể mang đến vận may và tài lộc trong thời gian sắp tới. Dưới đây là một số món ăn với những tính chất riêng mà bạn có thể tham khảo: - Các thực phẩm chay: ngày rằm còn là ngày vía Phật, thường là cơ hội để tạo duyên, phóng sinh làm phước. Do đó, bạn nên thay những món mặn thường ngày bằng những món chay thanh đạm như đậu hũ, bông cải xào, súp nấm, canh rong biển hạt sen,... - Các món từ cá: những loại cá lớn, đặc biệt là loại có lớp vảy màu bạc, tượng trưng cho tài lộc về của cải, tiền bạc rủng rỉnh quanh năm. Lưu ý, khi chế biến món này, bạn cần giữ nguyên con để đảm bảo có một năm “đầu xuôi, đuôi lọt”, giảm hao tài tổn lộc. - Các loại thực phẩm, trái cây có màu tươi sáng như đỏ, vàng, xanh,... tượng trưng cho sự may mắn, hanh thông: xôi gấc, bánh chưng, khổ qua nhồi thịt, dưa hấu, đu đủ, thanh long, quả lựu,... - Các loại trái có hình tròn tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy: bưởi, cam, quýt, táo,… Ngoài ra, trong ngày rằm tháng Giêng này, bạn cũng cần tránh một số món ăn như thịt chó, thịt vịt, lươn, mực, xôi trắng,... Theo quan niệm...

Mâm cúng tết thanh minh gồm những gì? Cúng ở đâu?

Mâm cúng tết thanh minh gồm những gì? Cúng ở đâu?

Mâm cúng tết thanh minh gồm những gì? Cúng ở đâu? Tết Thanh Minh là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa người Việt.  Đây là dịp để con cháu trở về nhà bày tỏ lòng hiếu kính, sự biết ơn đến ông bà, gia tiên những người đã khuất. Thông thường, cúng Tết Thanh Minh sẽ cần chuẩn bị 3 lễ cúng đó là: Mâm cúng Thanh Minh tại nhà, mâm cúng ở ban thờ thổ địa canh giữ nghĩa trang và 1 mâm cúng tại mộ phần. Theo quan niệm từ bao đời, mâm cúng dâng lên tổ tiên những ngày lễ, tết không cần quá cầu kỳ. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà sắm lễ cho phù hợp. Tuyệt đối không bày biện quá nhiều mà tốn kém về vật chất, mâm lễ chỉ cần sắm đủ theo điều kiện kinh tế cũng như có tấm lòng thành của cháu con. Mâm cúng tết thanh minh thường có:  - Mâm cỗ mặn với đủ: Xôi, gà luộc, canh măng, miến, đĩa xào - Mâm lễ ngọt có: Hoa quả, bánh kẹo, trà tàu, thuốc lá Ngoài ra, gia chủ cũng nên sắm thêm hoa tươi (cúc vàng, cúc trắng, loa kèn, cẩm chướng) và tiền vàng. Trong trường hợp điều kiện không cho phép, gia chủ có thể lựa chọn cúng mặn hoặc cúng ngọt không cần quá cầu kỳ. Chủ yếu là bày tỏ tấm lòng thành kính. Lễ cúng Thanh minh ở mộ Tùy từng gia đình, lễ cúng Tết Thanh minh ở phần mộ tổ tiên có thể là lễ chay hoặc lễ mặn. Các lễ vật gồm: Hương, đèn, chè, quả, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng. Mâm cỗ chay gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong. Mâm cỗ mặn ngoài những thứ trên có thêm rượu thịt, chân giò, gà luộc hoặc khoanh giò. Nếu có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương, còn lễ vật đặt trên bàn có thể chung.  Khi đi tảo mộ, công việc chính là sửa sang các ngôi mộ cho sạch sẽ, đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ, sau đó mới đặt lễ vật cúng Tết Thanh minh. Cúng xong, đợi hương cháy khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà. Bài cúng nếu được viết ra giấy thì đọc xong cũng đem hóa. Khi đi tảo mộ, chú ý đi lại nhẹ nhàng, cẩn thận, không nên làm lộn xộn và xới vung đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan xung quanh. Không nên giẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác. Nếu có trẻ nhỏ, nên chú ý trông chừng các bé cẩn thận. Lễ cúng Tết Thanh minh tại nhà Phần lễ vật cúng tại nhà không yêu cầu quá cầu kỳ, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình hoặco phong tục tập quán của mỗi địa phương để chuẩn bị. Bạn có thể làm mâm cúng Tết Thanh minh với đầy đủ các món mặn như xôi, gà luộc, giò, canh măng, miến, thêm đĩa xào… và một số lễ vật khác như hoa quả, hoa tươi, trầu cau, vàng mã... Các gia đình Phật tử chuẩn bị mâm cúng chay. Một số gia đình không nấu cỗ cúng Tết Thanh minh, chỉ thắp hương với hoa và quả tươi, trà, bánh kẹo... để tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân tổ tiên. Trước khi cúng, cần dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng sạch sẽ, lau sạch bàn thờ gia tiên. Người cúng phải mặc quần áo sạch sẽ, chỉnh tề rồi lên hương, vái lạy tổ tiên và đọc văn khấn. Khi một tuần hương cháy hết thì gia đình có thể hóa vàng và xin thụ hưởng lộc. #Mâm cúng tết thanh minh gồm những gì và Cúng ở đâu #Mâm cúng tết thanh minh gồm những gì và Cúng ở đâu #Mâm cúng tết thanh minh gồm những gì và Cúng ở đâu #Mâm cúng tết thanh minh gồm những gì và Cúng ở đâu

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ

https://www.facebook.com/dichvutamlinhcom/