Bài khấn cúng đất đai, cúng Thổ Công chuẩn 2023 Người xưa luôn quan niệm rằng mỗi một mảnh đất đều có sự hiện diện và cai quản của thần linh. Vì thế, trong những dịp quan trọng như đầu năm, cuối năm hay khởi công, động thổ… chúng ta đều phải chuẩn bị mâm lễ và bài khấn cúng đất đai để xin phép thần linh, đồng thời mong cầu những điều tốt đẹp sẽ đến. Đôi nét về lễ cúng đất đai Trong tín ngưỡng người Việt, mỗi mảnh đất sẽ được cai quản bởi một vị thần linh, hay còn được gọi là Thổ Công (Thổ Địa). Theo đó, tổ chức lễ cúng đất đai chính là một nghi thức quan trọng mà người Việt thường làm để xin phép Thổ Công mỗi khi cần động chạm đến đất đai như xây nhà, sửa nhà, làm móng, đào giếng… Ngoài ra, vào dịp cuối năm và đầu năm, người ta cũng thường làm lễ cúng đất đai như một cách để cảm tạ thần linh, đất trời đã bảo hộ và phù trợ cho mình có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người ta thường cúng đất vào những dịp quan trọng hoặc trước khi làm những việc động chạm đến đất đai Bên cạnh đó, cúng đất đai còn được dân gian gọi là lễ cúng Thổ Công, Thổ Địa. Ý nghĩa của lễ cúng đất đai Thổ Công (Thổ Địa) là vị Thần trông coi cho một mảnh đất, bảo hộ cho mảnh đất đó tránh tà ma và những thế lực xấu xa. Vì lẽ đó mà người ta rất biết ơn và coi trọng vị Thần này, khi có việc cần phải làm trên mảnh đất đó, người ta thường sẽ cúng như một hình thức xin phép và cầu mong quá trình diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Như vậy, lễ cúng đất đai mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là cách để gia chủ bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn đối với thần linh. Thông qua đó, gia chủ xin phép thần Thổ Công cho mình sử dụng mảnh đất mà Ngài đang cai quản. Điều này đồng thời cũng là sự mong cầu thần linh có thể phù trợ, ngăn cản sự quấy phá của các thế lực mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Như thế, quá trình làm việc sẽ trở nên suôn sẻ, thuận lợi và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, vào dịp cuối năm và đầu năm, mỗi gia đình đều sẽ làm lễ cúng đất (tạ đất) như một cách bày tỏ sự cảm kích, tri ân và cảm tạ chư vị Thổ Thần đã phù hộ độ trì cho gia đình trong suốt một năm, đồng thời mong cầu sẽ được thần linh bảo vệ cho gia đình cùng mảnh đất tránh khỏi những tà khí, điềm xui rủi trong năm tiếp theo. Chuẩn bị mâm cúng đất đai Trước khi tiến hành nghi lễ cúng đất và đọc bài khấn cúng đất đai, quý gia chủ cần phải chuẩn bị mâm cúng đất với những lễ vật cần thiết để bày tỏ lòng thành và được thần linh chứng giám. Một mâm cúng đất sẽ gồm có 3 bàn, đó là bàn thượng, bàn trung và bạn hạ lễ. Mỗi bàn sẽ bao gồm rượu trắng, trầu cau và một số lễ vật riêng biệt, chi tiết như sau: Mâm cúng đất đai gồm 3 bàn, bàn thượng, bàn trung và bàn hạ Bàn thượng Bàn thượng sẽ được đặt ở vị trí đầu tiên, bên trên bàn thượng sẽ có: 1 bộ Thổ Thần 1 nải chuối 1 con gà luộc 1 đĩa xôi 5, 6 chén chè Lưu ý: Với gà luộc, bạn nên chọn gà trống tơ khỏe mạnh, mào lớn, chân vàng đều đặn, tránh chọn các con gãy cựa, gãy móng… sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia chủ. Bàn trung Bàn trung sẽ được đặt ở giữa với các lễ vật sau: 5 bộ áo ngũ phương 2 bộ áo Bà Thịt lợn, trứng gà trắng luộc Hoa tươi Một số món mặn như tôm, cá… Bàn hạ Bàn hạ được đặt cuối cùng với những lễ vật sau: Áo binh đủ màu (số lượng là số lẻ) Hạt nổ Đĩa gạo, muối hạt, sắn, ngô, khoai Cháo trắng Hoa tươi, trái cây 1 mâm cơm với 6 bát cơm trắng kèm đũa 2 bát nấu, 1 đĩa xào, 1 đĩa luộc Vàng mã Ngoài các lễ vật trên, gia chủ cần phải chuẩn bị đủ vàng mã để cúng Thổ Công, gồm: 1 bộ ngũ phương 5 ông ngựa (khác màu) 5 bộ mũ áo, cờ kiếm 1 bộ thần linh 10 lễ tiền vàng 1 ông ngựa màu đỏ kèm mũ, áo, tiền vàng và cờ kiếm 1 cây vàng hoa đỏ 1 cây vàng ngũ phương 1 đĩa đựng 50 lễ vàng để lễ gia tiên Gia chủ có thể tùy theo phong tục vùng miền và điều kiện kinh...
09/05/2023
Đọc thêm »4 cách tréo gà cúng đẹp mắt và đơn giản cho các dịp, lễ quan trọng Gà cúng là một món đồ cúng thường thấy trong các mâm lễ, đặc biệt là vào những dịp cúng lớn như Tết, thôi nôi, cúng kỵ… Để cho mâm lễ thêm đẹp mắt, người ta thường sẽ tréo gà cúng theo nhiều cách khác nhau. Và trong bài viết này, Dịch Vụ tâm linh sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc 4 cách tréo gà cúng đơn giản, dễ làm. Mời bạn cùng đón đọc! Gà cúng là một món đồ cúng thường thấy trong các mâm lễ, đặc biệt là vào những dịp cúng lớn Những việc cần làm trước khi tréo gà cúng Trước khi đến với 4 cách tréo gà cúng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những bước cần làm, bao gồm công đoạn cắt tiết, nhổ lông và làm sạch ruột rồi mới đến bước tréo gà, luộc gà Cắt tiết gà Bạn có thể mua gà và nhờ người cắt tiết, nhổ lông sẵn. Trong trường hợp bạn tự xử lý, thì không thể bỏ qua bước cắt tiết gà. Nguyên tắc cơ bản nhưng lại quan trọng nhất trong bước cắt tiết chính là bạn cần phải thực hiện động tác này thật nhanh chóng, dứt khoát và đúng vị trí. Nhổ lông gà Sau khi cắt tiết và gà đã bất động, bạn cho gà vào nồi nước sôi và lấy ra để bắt đầu vặt lông gà. Không nên nhúng nước sôi quá lâu và nhổ mạnh kẻo bong cả lớp da gà. Sau khi nhổ lông gà sạch sẽ, bạn làm sạch mỏ, màng và lưỡi gà. Nên loại bỏ mùi hôi bằng cách chà xát gừng, muối rồi rửa sạch gà. Làm sạch ruột gà Bây giờ, bạn bắt đầu mổ và moi nội tạng của gà ra. Bạn chỉ nên mổ moi, chớ mổ phanh để khi luộc gà trông đẹp mắt hơn. Bạn dùng một con dao nhọn và sạch đường dài, sâu tầm 4cm từ vị trí hậu hôn khoảng 2 - 3cm. Sau đó đưa tay vào kéo nội tạng ra, chà xát bằng muối và rửa lại nhiều lần. 4 cách tréo gà cúng đẹp mắt, đơn giản, dễ làm Cách tréo gà cúng kiểu gà chầu Kiểu gà chầu được xem là một trong những cách tréo gà cúng đẹp mặt và ý nghĩa nhất. Tuy nhiên, để tạo hình cần tốn khá nhiều thời gian và công sức. Vì thế, kiểu này chỉ thường được dùng trong các dịp lễ lớn như giao thừa. Về mặt ý nghĩa, người ta cho rằng gà sau khi cúng xong sẽ trở về chầu trời và báo cáo sự việc đã diễn ra trong nhà gia chủ. Cách tréo gà cúng kiểu gà chầu Để làm được kiểu tréo gà này, bạn dùng dao rạch một đường nhỏ ở dưới miệng gà (vị trí cắt tiết), sau đó bẻ cánh gà nhét vào. Hãy đảm bảo rằng hai phần mũi cánh sẽ chìa ra ngoài, còn phần chân thì bạn bẻ ngược vào bên trong tạo thành dáng ôm lấy thân gà. Cuối cùng, bạn có thể buộc dây chun để định hình, hoặc nếu không có thì cũng không sao thì gà vẫn có thể đứng rất đẹp mắt. Cách tréo gà cúng kiểu cánh tiên Kiểu tréo gà cúng này được nhiều gia đình ưa chuộng bởi nó khá đơn giản và dễ thực hiện. bạn chỉ cần dùng dao bén cứa nhẹ vào phần cánh gà, sau đó đan chúng lại với nhau và hai cánh sẽ xòe ra như hình cánh tiên. Tiếp đó, bạn nhét đầu gà vào giữa cánh, dùng dây buộc lại để cố định. Còn về phần chân, bạn chỉ cần giấu một cách khéo léo vào phần bụng là hoàn thành. Cách tréo gà cúng kiểu cánh tiên Cách tréo gà cúng kiểu bay Kiểu tréo gà này vừa đẹp mắt, độc đáo mà lại khá đơn giản. Để tạo hình kiểu bay, bạn chỉ cần bẻ cánh gà và vắt ngược cánh lên phía sau, dùng dây cố định cánh lên đầu gà. Còn lại phần chân, bạn có thể bẻ gọn vào trong và phần đầu gà giữ cho nó ngẩng cao về phía trước. Cách tréo gà cúng kiểu bay Cách tréo gà cúng kiểu quỳ Đây là cách tréo gà cúng đơn giản, dễ làm nhất. Đầu tiên, bạn bẻ ngược cánh gà rồi áp sát vào thân gà. Tiếp đó, bạn bẻ quặp chân gà ra phía sau và cố định lại bằng dây để tạo thành dáng gà đang quỳ là hoàn thành. Cách tréo gà cúng kiểu quỳ Mẹo luộc gà không bị tróc da Sau khi tréo gà, bạn tiến hành luộc gà để đặt gà lên trên mâm cúng. Tiêu chí luộc gà sẽ bao gồm: gà chín đều, da không bị bong tróc và không quá chín. Để...
09/05/2023
Đọc thêm »Khi nào thì nên cúng gà trống hay mái? Trong bất kỳ lễ cúng như giỗ chạp, khai trương,...việc dùng gà để cúng là một tục lệ không thể thiếu từ bao đời nay. Điều này thể hiện sự thành kính của con cháu đối với tổ tiên, đồng thời cúng gà còn thể hiện ý nghĩa mang đến may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, đối với các đám lễ nên lựa chọn cúng gà trống hay mái là câu hỏi không phải ai cũng rõ? Và để giải đáp, Dịch Vụ tâm linh xin mời bạn đọc hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé! Ý nghĩa của việc cúng gà ở Việt Nam Theo phong tục người Việt, từ thời xa xưa đã dùng gà làm vật cúng trong các ngày lễ, đặc biệt là trong đêm giao thừa. Đến hiện nay, việc cúng gà trống hay mái trong một số lễ cúng, trừ một số dịp lễ bắt buộc phải cúng gà trống thì mọi người đã không còn quá chú trọng đến việc cúng gà trống hay mái. Tục cúng gà ở Việt Nam - Nét đẹp cổ truyền trong văn hóa tâm linh Trong thần thoại một số dân tộc Việt Nam, khi Ngọc Hoàng sáng tạo ra mặt đất đã thấy rất lạnh và ẩm thấp. Ngài bèn sai mười mặt trời chiếu sáng suốt mười ngày mười đêm để sấy khô mặt đất nhưng lại quên không thu hồi các mặt trời lại nên đã làm cho đất đai, cây cỏ và con người khốn đốn vì nắng hạn. Lúc bấy giờ, có chàng dũng sĩ tên Hậu Nghệ đã giương cung bắn rụng chín mặt trời, còn lại một mặt trời cuối cùng vì quá sợ hãi nên đã bay lên trời cao trốn biệt. Và thế là mặt đất trở lại sự tăm tối, con người và các loài vật rủ nhau đi gọi mặt trời về chiếu sáng nhưng chẳng con nào gọi được, duy chỉ có con gà trống mạnh mẽ cất tiếng gáy to vang dội khiến mặt trời tò mò quay trở lại và chiếu sáng cho cả mặt đất. Từ đó trở về sau, hình tượng con gà trống mang nhiều ý nghĩa đẹp đẽ. Hình tượng gà trống mang nhiều ý nghĩa đẹp đẽ Ngoài ra, con gà còn là 1 trong 12 con giáp với ý nghĩa biểu tượng của sự cương trực, mạnh mẽ. Còn trong văn học, hình ảnh con gà trống là đại biểu cho 5 đức tính lớn là: Văn - Mào gà như đội mũ, thân gà có lông óng ánh như quần áo là biểu tượng của quan văn Võ - Chân cứng và có cựa chọn, sắt bén như vũ khí là biểu tượng của quan võ Dũng - Sức chiến đấu mạnh mẽ, oai phong để bảo vệ bầy đàn của mình Nhân - Tìm thấy thức ăn luôn kêu gọi bầy đàn của mình lại ăn cùng Tín - Luôn cất tiếng gáy vang dội vào mỗi buổi sáng sớm để đánh thức mọi người dậy Từ những đặc điểm trên, giải đáp cho câu hỏi “cúng gà trống hay mái” thì người xưa đã lựa chọn gà trống làm lễ vật trong các dịp cúng chứ không lựa chọn gà mái hay là gà trống thiến. Trong ngày Tết, trên mâm cúng giao thừa và mùng 1 Tết nhất định không thể thiếu gà trống luộc với bông hồng đỏ gắn trên mỏ gà. Việc gắn thêm hoa ngoài việc để trang trí thì đây còn là biểu tượng cho hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời thức dậy, báo hiệu ngày đầu tiên trong năm đã đến. Cúng gà trống hay mái vào dịp lễ nào? Ngày nay, cúng gà trống hay mái đều có thể được dùng làm lễ vật trong mọi dịp cúng thông thường, trừ những ngày lễ cúng quan trọng như cúng giao thừa, cúng Ông Táo, Thần Tài thì bắt buộc gia chủ phải dùng gà trống để cúng. Theo như phong tục dân gian đã đề cập ở trên, gà trống gáy vào buổi sáng và báo hiệu ngày đầu tiên của năm mới đã đến với ý nghĩa mong cầu một năm mới sáng lạn, công danh, sự nghiệp, tiền tài rộng mở và cầu cho một năm mới thật nhiều mạnh khỏe, gia đình hòa thuận. Có thể cúng gà trống hay mái, tuy nhiên tốt nhất nên lựa chọn gà trống để cúng Hơn thế nữa, gà trống thường có thân hình to lớn hơn gà mái, đầu gà có mào nên khi làm thịt cúng, luộc chín và đặt lên dĩa nhìn rất đẹp mắt và tạo sự uy nghiêm hơn so với gà mái. Với những lý do trên, người ta thường sử dụng gà trống để cúng trong hầu hết các buổi lễ cúng. Với những...
09/05/2023
Đọc thêm »Tại sao nên tổ chức lễ cúng xe? Cúng xe nên quay đầu vào hay ra? Theo quan niệm của ông bà ta, xe cộ là phương tiện di chuyển và luôn gắn bó trực tiếp với chúng ta mỗi ngày nên sẽ mang theo nguồn năng lượng âm dương góp phần lớn vào thành công trong công việc làm ăn của gia chủ. Do đó, khi mua xe mới, dù là loại xe gì cũng nên chuẩn bị lễ cúng xe mới. Vậy tổ chức lễ cúng xe như thế nào là đúng chuẩn? Khi cúng xe nên quay đầu vào hay ra? Những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp kỹ càng qua bài viết sau đây! Mua xe mới có nên cúng? Việc ra lễ cúng xe nhằm ngụ ý bày tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên, các vị tiên linh đã phù hộ, che chở cho gia đình ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn và có của ăn của để sắm sửa được xe mới. Không chỉ tổ chức lễ cúng khi mới mua xe mà vào những ngày cuối năm, tổ chức lễ cúng xe cũng là dịp mà gia chủ và các thành viên dâng lời cầu nguyện đến bậc bề trên ban điều phước lành cho những chuyến đi trong năm luôn được thuận lợi và bình an, hạn chế gặp những điều rủi ro. Ra lễ cúng xe mới nhằm cầu nguyện có những chuyến đi bình an Chuẩn bị mâm cúng xe đúng chuẩn 2023 Ra lễ cúng xe mới là đều cần thiết mà gia chủ phải thực hiện, tuy nhiên, để lễ cúng diễn ra tốt đẹp thì việc chọn thời gian tổ chức lễ cúng và lễ vật cúng rất quan trọng. Gia chủ có thể tham khảo qua các ngày hợp bản mệnh tuổi của mình và các khung giờ đẹp như là Đại An, Tiểu Cát, Tốc Hỷ. Ra lễ cúng xe mới cần chuẩn bị 2 lễ vật không thể thiếu là mâm cúng và xe mới mua. Nếu gia chủ tổ chức cúng xe tại nhà thì cần chuẩn bị mâm cúng ở 2 nơi. Mâm đầu tiên là cúng ở bàn thờ gia tiên với ý nghĩa nhằm trình báo ông bà tổ tiên, các vị thần linh về việc mua xe mới và cầu xin các ngài phù hộ bình an. Mâm thứ hai là đặt cúng ở ngay đầu xe mới. Để tổ chức lễ cúng xe với mâm cúng đầy đủ nhất dâng lên chư vị thì gia chủ cần chuẩn bị gồm: Gà trống luộc Thịt heo luộc hoặc heo sữa quay (Có thể thay bằng đồ chay nếu gia chủ theo đạo Phật) Lư hương và nhang, đèn Bình hoa tươi (có thể chọn hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa cát tường,...) Ngũ quả Xấp tiền vàng mã Nước lọc: 1 ly Rượu, trà: 3 hoặc 5 chum Gạo, muối hột Chuẩn bị đầy đủ lễ vật bày cúng Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng, tiếp theo gia chủ tiến hành bày trí lên mâm và lựa chọn hướng cúng hợp với bản mệnh. Hướng cúng xe nên quay đầu vào hay ra và tổ chức ở vị trí nào cũng là câu hỏi mà không ít gia chủ thắc mắc? Và chúng tôi sẽ giải đáp ngay tại phần tiếp theo của bài viết này! Nên cúng xe trong nhà hay ngoài sân? Địa điểm tổ chức lễ cúng xe mới nên đặt ở ngoài sân vì có không gian rộng rãi hơn trong nhà, gia chủ có thể bố trí và đặt được cả mâm cúng và xe. Tuy nhiên, trong điều kiện gia đình không có sân hoặc khoảng sân không đủ rộng rãi để đặt mâm cúng thì gia chủ có thể tổ chức cúng ở bên trong nhà. Dù cúng trong nhà hay ngoài sân thì lễ vật chuẩn bị vẫn phải đầy đủ và chỉn chu, và các nghi thức cúng vẫn được thực hiện tương tự như nhau. Cúng xe nên quay đầu vào hay ra? Khi lựa chọn xong địa điểm đặt mâm cúng, gia chủ cũng cần chú ý đến hướng cúng. Chọn hướng cúng xe nên quay đầu vào hay ra? Việc lựa chọn hướng quay đầu xe cũng ảnh hưởng đến việc đặt mâm cúng và dâng lời cầu nguyện lên bề trên. Để lựa chọn đúng hướng hợp phong thủy và bản mệnh, gia chủ có thể hỏi thầy phong thủy để xem thử nên quay xe hướng nào phù hợp nhất với mình. Ngoài ra, nếu không xem hướng thì gia chủ có thể xoay theo hướng ra ngoài nhà và tránh không quay mâm cúng hướng vào trong nhà hay ngõ, hẻm. Như đã đề cập ở trên, 2 mâm lễ cúng đã chuẩn bị với mâm đầu tiên là để ra...
09/05/2023
Đọc thêm »Gạo muối cúng khai trương xong làm gì? 5 lưu ý và 5 kiêng kỵ khi cúng khai trương Lễ khai trương được xem như cột mốc quan trọng đánh dấu bước đầu hoạt động của một đơn vị kinh doanh. Trong đó, có khá nhiều câu hỏi thắc mắc xoay quanh buổi lễ này như: Lễ khai trương có muối gạo hay không? Gạo muối cúng khai trương xong làm gì? Những lưu ý cần quan tâm trong lễ cúng khai trương? Để giải đáp những câu hỏi trên, mời bạn cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết được chia sẻ tại đây! Vì sao khi cúng khai trương cần có muối gạo? Nếu để ý bạn có thể nhận thấy rằng, trong bất cứ buổi lễ khai trương nào cũng đều có muối gạo. Điều này xuất phát từ quan niệm dân gian của cha ông ta. Người xưa tin rằng, gạo muối là hai loại lương thực quan trọng, gắn liền với đời sống của người Việt, đồng thời chúng cũng tượng trưng cho sự may mắn, tiền tài và bình an. Vì thế, cúng gạo muối đại diện cho những mong cầu tốt đẹp mà người ta gửi gắm trong một dịp quan trọng như lễ khai trương. Gạo muối là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng khai trương Ngoài ra, cúng gạo muối còn mang theo ý nghĩa thiêng liêng hơn nhưng thời nay lại ít có người biết. Cúng gạo muối là cách để người xưa gửi lời tri ân, cảm tạ đến những thế hệ đi trước đã khai sinh ra nền văn minh lúa nước, đồng thời cũng là cách ban phát cho những vong vinh chưa được siêu thoát, không có người thờ cúng. Gạo muối cúng khai trương xong làm gì? Việc cúng gạo muối trong lễ khai trương hẳn đã trở thành lẽ hiển nhiên, nhưng không phải ai cũng rõ được gạo muối cúng khai trương xong làm gì. Sau khi cúng khai trương xong, người ta sẽ trộn chung gạo với muối và rải xung quanh. Bằng cách này, người ta sẽ ban phát cho các vong linh và cầu mong họ không quấy phá cũng như đem lại may mắn cho việc kinh doanh của gia chủ. Cách rải gạo muối sau khi cúng Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Gạo muối cúng khai trương xong làm gì?” đã có. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết phải rải gạo muối sau khi cúng như thế nào mới đúng cách. Vì vậy, chúng tôi sẽ giải thích rõ cách rải gạo muối ngay tại đây! Khi rải muối, người cúng sẽ ném gạo muối ra các hướng, vừa tung vừa niệm “Nam Mô A Di Đà Phật, điều lành mang đến, điều dữ mang đi. Nam Mô A Di Đà Phật!”. Với cách làm này, người cúng đang thực hiện mục đích bố thí cho chúng sanh cùng những vong vãng lai không có người cúng kiếng. Người xưa tin rằng, các vong linh sau khi nhận được lễ vật sẽ rời đi và không quấy phá việc làm ăn của gia chủ. 5 điều cần lưu ý khi cúng khai trương 1. Thực hiện lễ cúng khai trương ở khu vực ngoài sân Cúng khai trương được thực hiện như một nghi thức thông báo và xin phép thần linh, Thổ Công của mảnh đất đó cho gia chủ được sử dụng mảnh đất để kinh doanh, buôn bán. Vì thế, lễ cúng khai trương thường được tổ chức ở ngoài sân, ngay trước cửa của một cửa hàng hay công ty. 2. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi cúng Bạn nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng, kiểm kê những vật phẩm cần thiết để buổi cúng khai trương được diễn ra một cách thuận lợi và suôn sẻ, tránh đắc tội bề trên. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi cúng 3. Thực hiện lễ cúng với sự thành tâm và nghiêm trang Dù bạn có bày lễ vật cao sang như thế nào cũng không quan trọng bằng việc bạn thành tâm và thể hiện được sự tôn trọng đối với thần linh. Như vậy mới được bề trên chứng giám và phù hộ độ trì cho việc kinh doanh thành công phát đạt. 4. Chọn hướng khai trương Trước khi làm lễ khai trương, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để chọn vị trí và hướng cúng hợp mệnh, hợp phong thủy, từ đó mới đem lại may mắn, phát đạt trong công việc làm ăn. 5. Chọn ngày giờ tốt để làm lễ khai trương Từ xưa đến nay, người Việt trước khi chuẩn bị cho một dịp lễ quan trọng thường sẽ xem ngày và xem giờ tốt, hợp phong thủy, hợp mệnh để mong cầu may mắn, thuận lợi. Đối với lễ khai trương cũng vậy, bạn nên chọn...
09/05/2023
Đọc thêm »Hỏi đáp:Mâm cúng đất đai gồm những gì? Người xưa quan niệm rằng mỗi mảnh đất đều sẽ có một vị thần linh cai quản, hay còn được gọi là thần Thổ Công (Thổ Địa). Vì thế, người ta sẽ làm lễ cúng đất mỗi khi có việc cần làm trên mảnh đất đó như động thổ xây nhà, sửa nhà… Ngoài ra, lễ cúng đất cũng thường được tổ chức trong dịp đầu năm, cuối năm. Dẫu là một nghi lễ quan trọng, nhưng không phải ai cũng rõ mâm cúng đất đai gồm những gì. Vì thế, Dịch Vụ Tâm Linh giới thiệu đến quý gia chủ những lễ vật cần thiết và quy trình thực hiện lễ cúng đất. Mời bạn cùng đón đọc! Ý nghĩa của lễ cúng đất đai Trước khi giải đáp cho câu hỏi “Mâm cúng đất đai gồm những gì?”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa thiêng liêng, quan trọng của lễ cúng đất. Ông bà ta có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, câu này đại diện cho quan niệm mỗi mảnh đất đều có Thổ Thần cai quản. Vị thần này sẽ canh giữ đất đai, tránh sự xâm nhập của những thế lực xấu xa và giúp đỡ, bảo vệ gia chủ đang tọa lạc trên mảnh đất mà Ngài cai trị. Lễ cúng đất đai là cách để gia chủ xin phép Thổ Thần được sử dụng mảnh đất Vì lẽ đó mà mỗi khi có việc làm liên quan đến đất đai, người ta đều sẽ sắm mâm lễ và làm lễ cúng đất đai với mục đích xin phép các Ngài được sử dụng mảnh đất, đồng thời cũng mong cầu các Ngài sẽ phù hộ cho mọi việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Bên cạnh đó, mâm lễ còn được làm để dâng lên các thế lực tâm linh đang cư ngụ để họ không quấy phá, gây họa. Ngoài các dịp trên, người ta cũng sẽ cúng Thổ Thần vào các dịp đặc biệt như đầu năm, cuối năm như một cách để tri ân và cảm tạ công ơn của Ngài. Chuẩn bị cho lễ cúng đất đai như thế nào? Trước khi cúng đất đai, người ta thường sẽ xem ngày, xem giờ và hướng cúng sao cho hợp mệnh, hợp tuổi với gia chủ. Điều này giúp mang lại nhiều may mắn và vượng cát, tài lộc. Tùy theo mục đích cúng, thời điểm tổ chức lễ cúng cũng sẽ khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy phong thủy hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm trong vấn đề này để chọn được ngày tốt. Nếu không, bạn cũng có thể xem trên internet hoặc sách phong thủy. Nên nhớ là hãy tuyệt đối tránh ngày đại hung để không rước vào xui rủi cho gia đình và cả bản thân của bạn. Nếu bạn không hợp tuổi, bạn có thể mượn tuổi của người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết để đứng ra làm lễ chứ không nhất thiết phải là gia chủ mới được. Mâm cúng đất đai gồm những gì? Mâm cúng đất đai không có sự giới hạn về lễ vật, vì thế bạn có thể cân đối dựa trên phong tục vùng miền và điều kiện tài chính của bản thân để chuẩn bị mâm lễ cúng đất đai. Tuy nhiên, dẫu sao thì bạn cũng nên chuẩn bị một cách chu đáo để thể hiện tấm lòng thành kính của mình đối với các Ngài bề trên. Mâm cúng đất đai Dưới đây là một mâm cúng đất đai cơ bản mà bạn có thể tham khảo: Hoa tươi Trái cây Đèn cầy, nhang thơm Gạo, muối Rượu trắng, bia, nước ngọt, nước lọc. Thuốc lá và trà Trầu cau và vôi Bộ tam sên. Gà luộc Chè, xôi, cháo trắng Giấy cúng và 5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, vàng, trắng, chàm tím), 5 bộ mũ, áo, hia (loại nhỏ). Kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi, trên lưng mỗi ngựa sẽ đặt vào 10 lễ tiền vàng. 1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, kèm theo mũ, áo, hia nhưng to hơn, và cờ, roi, kiếm. 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng) và 50 lễ vàng tiền Lễ mặn hay lễ chay sẽ tùy theo mục đích, tôn giáo của người cúng cũng như quẻ xem của thầy. Tuy nhiên, dù là mâm lễ gì thì cũng phải đảm bảo có những vật trên. Khi bài trí mâm lễ, bạn cần phải sắp xếp theo trình tự, trình bày đẹp mắt, không để bừa bãi sẽ khiến các Ngài quở trách. Về cơ bản, cách bài trí nhìn theo hướng từ bên ngoài vào sẽ là: Bát hương Thổ thần ở giữa, bên trái là bát hương Bà cô Tổ, bên phải là bát hương tổ tiên. Còn lại bạn chỉ...
09/05/2023
Đọc thêm »Chuẩn bị mâm bốc thôi nôi cho bé gái đúng chuẩn 2023 Tiệc thôi nôi là dịp đặc biệt quan trọng và không thể thiếu của mỗi con người. Vào ngày này, gia đình không chỉ tổ chức lễ khấn vái cầu mong sức khỏe và bình an đến cho con cái mà còn là dịp để giúp con trẻ dự đoán những ngành nghề tương lai sau này thông qua mâm bốc thôi nôi cho bé gái, bé trai. Để chuẩn bị cho lễ cúng thôi nôi, gia chủ nên chuẩn bị những gì? Và vì sao đây lại là lễ cúng không thể thiếu cho bé? Cùng Dịch Vụ Tâm Linh tìm lời giải đáp nhé! Tại sao nên tổ chức lễ bốc thôi nôi cho bé gái Lễ cúng thôi nôi hay cúng đầy tháng được xem là một cột mốc đáng nhớ nhất trong đời mỗi đứa trẻ. Các bậc phụ huynh thường chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng rất chu đáo và thành tâm. Lễ cúng thôi nôi được ông bà tổ tiên truyền lại nhằm nhắc nhở con cháu nên thể hiện lòng biết ơn trước sự bảo bọc che chở của các chư vị bề trên, bên cạnh đó cũng là để dành những lời chúc tốt đẹp và cầu nguyện bình an cho những đứa con thân yêu luôn mạnh khỏe và phát triển tốt đẹp trong tương lai. Và theo quan niệm dân gian, tổ chức mâm bốc thôi nôi cho bé gái, bé trai sẽ phần nào tiên đoán về công việc tương lai của con trẻ để cha mẹ có thể tiếp bước ủng hộ, phát triển tài năng cho con. Tiệc thôi nôi đánh dấu cột mốc quan trọng trong đời của bé Chuẩn bị đồ vật cho mâm bốc thôi nôi bé gái Mâm bốc thôi nôi cho bé gái theo phong tục người Việt Nam cần chuẩn bị những lễ vật cúng và các đồ vật mang ý nghĩa tương đoán về nghề nghiệp tương lai. Đồ vật cho mâm lễ đầy đủ bao gồm: Hương đèn Bộ hài Vàng nén Trầu cau Cục xôi Chè Hoa quả Đồ thế Tam sên Trà nước lọc Rượu Gà luộc Giày tiền, vàng mã Chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi Đi cùng với mâm lễ vật cúng, gia chủ còn phải chuẩn bị thêm mâm bốc thôi nôi cho bé gái và mang bé lại gần mâm sau khi các nghi lễ chính đã thực hiện hoàn tất. Khi đặt bé lại gần mâm, gia chủ để con tự động chọn lựa ngẫu nhiên một món đồ chơi trong mâm theo ý thích của riêng con. Gia chủ thông qua món đồ con bốc được mà đoán xem nghề nghiệp tương lai của bé theo hướng nào. Lưu ý: đồ vật tiên đoán chỉ mang tính chất tham khảo, nếu con khi lớn không có nguyện vọng hướng theo nghề nghiệp đã tiên đoán thì gia đình cũng không nên quá cực đoan và thúc ép con nhỏ đi theo con đường đó. Ý nghĩa các món đồ vật bốc thôi nôi Những đồ vật trong mâm bốc thôi nôi cho bé gái đều mang những ý nghĩa biểu trưng, dưới đây là những đồ vật mà gia chủ có thể tham khảo: Mâm bốc thôi nôi cho bé gái - dự đoán nghề nghiệp tương lai Bộ họa sĩ Nếu bé gái nhà bạn bốc trúng bộ họa sĩ ngay từ lần đầu tiên thì tương lai, bé có thể trở thành họa sĩ hoặc làm những công việc liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật. Micro Chiếc micro đại diện cho việc nói, người cầm micro thường phải thường xuyên nói nhiều và xuất hiện trước mắt công chúng. Nếu bé gái chọn trúng chiếc micro trong mâm bốc thôi nôi cho bé gái thì có thể dự đoán được tương lai sẽ trở thành một ca sĩ, một giáo viên thanh nhạc hoặc làm những nghề liên quan đến như nhà diễn thuyết, MC,... Bút, tập vở Bút viết và tập vở đều mang ý nghĩa rất sâu sắc, đây là dụng cụ không thể thiếu trên hành trình cắp sách đến trường và bước ra đi làm. Nếu bé gái bốc trúng sách vở, đây là hình ảnh mang tính chất ngoan ngoãn, vâng lời và chăm học nên bố mẹ chắc chắn sẽ rất vui vì tương lai, con có thể rất chăm chỉ học tập. Còn nếu bé bốc trúng cây bút thì khả năng tương lai bé sẽ làm những công việc liên quan đến viết lách như làm nhà báo hoặc là nhà văn. Cây bút còn là biểu trưng cho những người sâu sắc, am hiểu về ngữ pháp và có tư duy logic hơn những người cùng trang lứa. Tiền hoặc vàng thỏi Nếu bé bốc trúng tiền, vàng thỏi có khả năng bé sẽ thể hiện sự lãnh đạo hoặc những công việc liên quan đến tiền bạc như là nghề nghiệp kế toán viên,...
09/05/2023
Đọc thêm »Tại sao khi cúng Heo quay và gà lại có câu nói “Lợn quay ra, gà quay vào”? Heo quay là món lễ trịnh trọng thường được sử dụng trong các dịp lễ cũng như sự kiện lớn của người Việt như: khai trương, cưới hỏi, động thổ, đầy tháng, thôi nôi, cúng ông Táo, cúng Thần Tài… Heo quay cúng có ý nghĩa mang lại may mắn cho gia chủ, heo quay còn đại diện cho sự thịnh vượng, giàu có và khả năng sinh sản, viên mãn trên đường công danh. Hơn nữa, heo còn tượng trưng cho sự đầy đủ lương thực, niềm vui vật chất, sự an toàn trong nhà - “Lợn quay ra, gà quay vào” nghĩa là (khi cúng tế) mà nếu có đặt đầu lợn (hoặc cả con lợn) thì quay hướng đầu nhìn ra phía ngoài nhà; đặt gà thì để đầu gà hướng vào phía trong nhà. Riêng về gà, theo ông Hà Thanh (Trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông - Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), thì tùy lễ cúng mà có cách đặt để thích hợp. Với mâm cúng trên bàn thờ gia tiên, thường là đặt đầu gà quay vào phía bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Tư thế này được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Không nên đặt gà quay đầu ra, vì tư thế đó được cho là gà “không chịu chầu”. Gà cúng nếu đầu quay ra ngoài sẽ đẹp mắt hơn; quay đầu vào trong thì phao câu chổng ra ngoài, trông không được đẹp. Tuy nhiên, theo ông Hà Thanh, cúng tế cốt mang ý nghĩa tâm linh chứ không phải cho có hình thức đẹp. Với mâm cúng giao thừa nên đặt đầu gà quay ra đường để đón ông thần Hành khiển coi việc nhân gian đi qua. Dân gian tin rằng mỗi năm Âm lịch có một ông thần Hành khiển, năm nào thần giỏi giang, anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật... Trái lại, gặp phải ông thần lười biếng, kém cỏi, tham lam... thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. Hết năm, thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng giao thừa để “tống cựu nghinh tân”, hướng đầu gà quay ra ngoài để đón ông thần mới. Lệ cúng gà trống đêm giao thừa xuất phát từ chuyện tích dân gian. Thần thoại của một số dân tộc Việt Nam kể rằng, khi Ngọc Hoàng mới sáng tạo ra mặt đất, ngài bèn sai 10 Mặt trời (cũng là 10 người con của Ngọc Hoàng) ngày đêm chiếu sáng để mặt đất không lạnh lẽo, ẩm thấp. Có điều, khi mặt đất đã ấm lên, rồi khô rang, nứt nẻ mà ngài quên không thu Mặt trời về, khiến con người khổ sở vì mất mùa và nắng nóng. Thế rồi bỗng xuất hiện một chàng dũng sĩ có sức khỏe phi thường cùng chiếc cung thần mầu nhiệm. Chàng giương cung lên, bắn rụng 9 ông Mặt trời xuống biển. Ông cuối cùng còn lại sợ quá, trốn biệt, khiến mặt đất trở nên lạnh lẽo, tối tăm như trước. Dù con người và loài vật mấy phen rủ nhau đi gọi nhưng Mặt trời vẫn bặt vô âm tín. Ngày nọ, có chú gà trống choai khỏe mạnh, vạm vỡ, bất đồ nhảy ra vươn cổ, dùng hết sức bình sinh cất lên một tiếng gáy dậy trời đất. Nghe tiếng gáy, Mặt trời tò mò vén mây nhìn xuống rồi quên cả sợ hãi, hạ thấp dần độ cao và mặt đất sáng bừng trở lại. Đêm trừ tịch đón giao thừa trời đất tối tăm (tối như đêm ba mươi), đó là lúc Mặt trời ẩn mình sâu nhất. Nhà nhà bảo nhau cúng một con gà trống với hy vọng chú sẽ đánh thức Mặt trời để đủ đầy ánh nắng cả năm. Trong cúng tế thần linh, gia tiên nói chung, cúng giao thừa nói riêng, gà trống được chọn làm lễ vật vì dân gian cho rằng gà trống có 5 đức lớn hơn hẳn các loại gia cầm khác: Văn (đầu có mào như đội mũ, thân có màu lông đẹp), Võ (chân cứng, có cựa), Dũng (thấy đối thủ sẽ xông vào), Nhân (có thức ăn sẽ gọi đồng loại), Tín (đúng giờ sẽ cất tiếng gáy). Trong lễ cúng giao thừa người ta cho gà trống ngậm một bông hồng đỏ để tượng trưng cho hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời trong ngày đầu tiên năm mới, mang lại vận đỏ cho gia chủ. Vì thế, cúng giao thừa, người ta đặt gà trống quay hướng ra cửa,...
09/05/2023
Đọc thêm »Ý nghĩa ông tiến sĩ giấy trong mâm cỗ Trung Thu Trong mâm cổ Tết Trung Thu, bên cạnh các thức quà như trái cây, bánh trung nướng, bánh dẻo, còn có sự xuất hiện của Ông Tiến Sĩ Giấy. Ông tiến sĩ giấy là biểu trưng cho những người học hành giỏi giang, đỗ đạt được làm quan lớn trong triều. Mọi người thường bày ông tiến sĩ giấy trong mâm cổ Tết Trung Thu thể hiện mong muốn cho con cháu mình đều được ngoan ngoãn, học hành giỏi giang thành tài, tương lai sáng lạng. Ngày xưa, ông tiến sĩ giấy chính là đồ chơi Tết Trung Thu ý nghĩa nhất đối với các bạn nhỏ, đặc biệt là các bé đã đến tuổi đi học, nó là món quà trân quý nhất mà người lớn trong nhà gửi gắm cho con cháu mình với mong muốn các em học hành chăm chỉ, đỗ đạt thành tài. Đây cũng là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc ta ẩn chưa trong món đồ chơi Trung Thu nhỏ xinh cho các bé. Ông tiến sĩ giấy thường được làm bằng giấy màu đỏ, màu vàng, có hoa cài mũ, thẻ bài cầm tay, mão trạng nguyên và áo bào sặc sỡ, dưới chân áo được trang trí cờ quạt, họa tiết ông hổ giản dị nhẹ nhàng. Khuôn mặt ông tiến sĩ được trang trí tươi tắn, hiền hậu, có hồn thích hợp để làm đồ chơi cho trẻ em. Ngay vị trí trung tâm trang trọng nhất của mâm cỗ Tết Trung Thu, xung quanh là mâm ngũ quả và bánh trung thu và các món đồ chơi khác như đèn ông sao, tò he. Sau khi phá cỗ, các bé sẽ rước ông tiến sĩ đi quanh làng quanh xóm cùng với đoàn rước đèn đầy màu sắc, lung linh. Sau đó ông tiến sĩ sẽ được trưng bày tại bàn học để các em luôn được nhắc nhớ về việc học hành. Với xu thế ngày càng phát triển, trên thị trường dần xuất hiện thêm nhiều món đồ chơi hiện đại bắt mắt, những thú vui đồ chơi dân gian cũng như ông tiến sĩ dần bị mai một và hiếm gặp. Mỗi mùa Tết Trung Thu đến, hình ảnh giản dị dân gian của ông tiến sĩ dần vắng bóng để lại nhiều tiếc nuối về một nét văn hóa đẹp của dân tộc đang nhạt dần theo thời gian. #Ý nghĩa ông tiến sĩ giấy trong mâm cỗ Trung Thu
09/05/2023
Đọc thêm »Mâm cỗ Trung Thu tại Vincom central park do Dịch Vụ Tâm Linh | Tâm thành - Nguyện đạt thực hiện Trung thu, là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8. Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung thu. Ngày Tết này sau đó du nhập vào Việt Nam. Trong ngày Tết Trung thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả... Giờ vào dịp Trung thu, các địa điểm dân phố hoặc TTTM lớn đều có tổ chức trang trí và các hoạt động riêng cho trẻ em lại là nơi được nhiều vị phụ huynh lựa chọn đưa các bé đến cùng vui chơi, chụp ảnh. Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. Học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) khi nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung thu đã chỉ ra rằng từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng 8, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn. Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng 8 gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu Ý nghĩa ngày Tết Trung thu Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên. Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ... Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận...
09/05/2023
Đọc thêm »Theo phong tục tập quán từ xưa đến nay, Lễ Cải táng (Cải cát, sang mộ, sang cát, bốc mộ) thường được làm sau khi hung táng từ 3-5 năm. Đây là giai đoạn cuối cùng trong tang lễ, cũng rất quan trọng theo truyền thống tâm linh của người Việt Nam. Người Việt ta luôn quan niệm rằng nếu làm đúng, tốt thì gia đình của họ sẽ luôn mạnh khỏe, may mắn và thành công trong mọi công việc, quan trọng hơn nữa là chính cha, mẹ của họ sẽ luôn được an lành, siêu thoát. Vậy Dịch Vụ Tâm Linh mời các bạn cùng tham khảo nghi lễ, văn khấn trong lễ sang mộ, bốc mộ, sửa mộ, dời mộ trong bài viết dưới đây: Lễ cúng bốc mộ là gì? Hiểu một cách đơn giản, lễ cúng bốc mộ gọi là lễ cái táng, cải mả,.. là việc đào quan tài lên, hốt xương cốt của người đã khuất vào một quan tài nhỏ hơn (tiểu quách) rồi chôn xuống, xây cho người đã khuất một “ngôi nhà mới” vững chãi và đẹp hơn. Thật ra, việc bốc mộ thường được khi các thành viên trong gia đình có nguyện vọng di dời mộ ông bà tổ tiên sang vị trí mới. Đây là lễ cúng mang ý nghĩa tâm linh quan trọng, do vậy, quý gia chủ cần đặc biệt chú ý nghi lễ cúng chuyển mộ. Những thủ tục sang cát bốc mộ như lễ bốc mộ, văn khấn lễ nhập mộ cần được thực hiện chỉnh chu, đúng ngày giờ và thể hiện được sự thành tâm của mình. Sắm lễ cải táng, sang cát bốc mộ (Tùy hoàn cảnh gia đình) Mộ mới Quan, quách 1 vuông vải điều 20 tờ trang kim 50 lít nước Vang (ngũ vị) 50 lít nước sạch 2 lít rượu 10 khăn mặt mới 2 bàn chải to 1 bàn chải đánh răng 3 chậu to mới 50 kg củi bạt che gió, mưa, ánh sáng. Trước khi tiến hành bốc mộ, người nhà phải làm lễ cúng Gia tiên để trình báo Tổ tiên và một lễ tại nơi tiến hành bốc hài cốt cũng phải có lễ trình Quan Thần Linh sở tại. Lễ thông thường là một bộ đồ Quan Thần Linh (Áo, mũ, ủng) ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ, giấy tiền vàng bạc, trầu cau, rượu, thuốc, đèn nến, gạo muối. Có thể cúng thên Tam sên (trứng vịt luộc + Thịt lợn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ) xôi, gà trống luộc nguyên con…. Văn khấn bốc mộ Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. – Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương – Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân – Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ Hôm nay là ngày…. tháng …. năm ……., tại tỉnh……huyện……xã……thôn…….. Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ)xưa, vắng xa trần thế. Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn. Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để; Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương. Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể. Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế. Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần. Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Xin lưu ý: Theo phong tục trước và sau khi dời mộ phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần và Thổ thần nơi cũ và nơi mới. Sau đây là văn khấn Long Mạch, Sơn thần và Thổ thần. Văn khấn long mạch, sơn thần và thổ thần dịp bốc mộ, cài táng, sang cát Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. – Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này. Hôm nay là ngày……tháng…..năm…… Tín chủ (chúng) con là:…………………….. Ngụ tại……………………………………………… Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại……… Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho tòan gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Ý nghĩa cúng Lễ Cải Cát Lễ Cải Cát là lễ Sang tiểu,...
09/05/2023
Đọc thêm »Những điều cần biết về lễ cúng căn 3,6,9,12 tuổi cho bé trai, bé gái Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ cúng căn. Cúng căn cho bé trai, bé gái 3,6,9,12 tuổi cần chuẩn bị những gì, cách thực hiện như thế nào. Cúng căn hay còn có cái tên khác là cúng đốt, tổ chức vào những độ tuổi nhất định của trẻ. Cùng với lễ thôi nôi, đầy tháng thì cúng căn cũng là dịp để bố mẹ bày tỏ lòng biết ơn đến các bà Mụ - Những vị thần tiên đã bảo bọc, che chở cho con cái của họ được khỏe mạnh, vui vẻ. Cùng tìm hiểu xem lễ cúng này cần chuẩn bị những gì và tổ chức như thế nào ở bài viết bên dưới bạn nhé. Giới thiệu về lễ cúng căn dành cho bé 3,6,9,12 tuổi Cúng căn 3,6,9,12 tuổi là một trong những lễ cúng dành cho trẻ nhỏ, tương tự như cúng đầy tháng, đầy năm. Lễ cúng dành cho bé trai, bé gái khi vừa tròn 3,6,9,12 tuổi mang đến nhiều ý nghĩa đặc biệt về tâm linh và tinh thần. Cùng với lễ cúng lúc 3 tuổi, 9 tuổi và 12 tuổi, đó đều là những phong tục thời xa xưa của ông bà ta để lại. Đó là dịp để bố mẹ, gia đình gửi lời cảm tạ đến 12 bà Mụ đã chăm nom, bảo vệ cho đứa trẻ. Theo quan niệm tâm linh, mỗi đứa trẻ đến với trần gian đều do tay 12 bà Mụ và bà Chúa tạo thành. Mỗi bà nặn một bộ phận, làm nên hình dáng của trẻ con. Bên cạnh đó, các bà còn nâng đỡ, bảo vệ và giúp bé vượt qua những khó khăn đầu đời. Vì thế, mỗi một cột mốc quan trọng của trẻ thì người trần luôn tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần. Mặc dù lúc này, tuổi của bé đã khá chững chạc và có thể chống chọi được với điều kiện xung quanh. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được sự bảo bọc của bố mẹ, gia đình. Và nhiều người tin rằng, con mình khỏe mạnh, bình an chính là nhờ vào công lớn của các bà Mụ. Cúng căn 3,6,9,12 tuổi cho bé được tổ chức với ý nghĩa gì? Thế giới hiện đại, giá trị và chất lượng cuộc sống đã khác xưa rất nhiều. Thế nhưng, những tín ngưỡng về tâm linh vẫn luôn giữ mãi trong tim mỗi người Việt. Các truyền thống tốt đẹp từ thời xa xưa vẫn được lưu truyền và phát triển đến hiện nay. Vì thế, nhiều gia đình có con nhỏ vẫn tiến hành lễ cúng căn cho con cháu nhà mình với mong muốn về một tương lai tốt đẹp hơn. Ngoài ra, lễ cúng cho bé trai, bé gái khi 3,6,9,12 tuổi còn đem đến nhiều ý nghĩa khác như: - Cảm tạ sâu sắc đến công dưỡng dục, uốn nắn và chở che của 12 bà Mụ - Đánh dấu bước ngoặt cuộc đời khi bé bước sang tuổi mới - Lời cảm ơn thành kính đến gia tiên đã phù hộ độ trì cho bé - Cơ hội để các thành viên, họ hàng quây quần lại bên nhau - Tạo động lực và niềm tin về tinh thần, góp phần làm cuộc sống thêm bình an và vui vẻ hơn Việc cúng căn hay không tùy thuộc vào lòng tin và tín ngưỡng của mỗi gia đình. Đây là điều không bắt buộc, cũng không hề có sự minh chứng cụ thể nào. Nếu một số người lựa chọn bỏ qua, chỉ cúng vào dịp đầy tháng, đầy năm thì nhiều nơi vẫn chuẩn bị lễ vật, thờ cúng một cách chỉn chu nhất. Lễ vật cúng căn cho bé 3,6,9,12 tuổi Theo quan niệm truyền thống, lễ cúng căn của bé trai, bé gái 3,6,9,12 tuổi được chia làm 2 mâm riêng biệt. Một mâm dâng lên bàn thờ tổ tiên, mâm còn lại dành cho 12 bà Mụ. Mỗi mâm gia đình cần chuẩn bị những lễ vật khác nhau, tùy thuộc vào văn hóa từng vùng miền. Nhưng nhìn chung, mâm cúng căn của trẻ lên 3,6,9,12 sẽ bao gồm những thứ như Mâm cúng gia tiên Lễ vật trong mâm cúng gia tiên không cần quá cầu kỳ. Một số thứ bạn nên đặt: - Gà luộc nguyên con, xôi gấc - Trầu cau, hương nhang, đèn cầy hoặc nến - Nước trắng, rượu nếp, 1 hũ muối trắng và 1 hũ gạo trắng - Vàng mã Mâm cúng tạ ơn bà Mụ dành cho bé trai, bé gái 3,6,9,12 tuổi Riêng mâm cúng để tạ ơn các bà Mụ sẽ có phần cầu kỳ hơn. Nếu không sắp xếp được thời gian chuẩn bị, bạn có thể đặt dịch vụ mâm cúng trọn gọi...
08/05/2023
Đọc thêm »